Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì? | Dr Ngọc

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau. Vậy tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách có thể giúp kiểm soát mức đường trong máu và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Khi bị tiểu đường thai kỳ, việc ăn uống đúng cách trở thành một yếu tố quan trọng. Mẹ bầu nên tập trung vào việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ và đường thấp. Đồng thời, nên tránh các loại thức ăn giàu tinh bột và đường. Thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm tốc độ hấp thụ đường trong máu, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, việc duy trì lịch trình ăn uống và điều chỉnh khẩu phần ăn cũng rất quan trọng. Mẹ bầu nên ăn ít và thường xuyên, tránh ăn quá no hoặc quá đói. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra đường huyết và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hãy cùng Dr Ngọc tìm hiểu rõ hơn về chủ đề tiểu đường thai kỳ nên ăn gì nhé này thông qua bài viết này nhé!

 

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì dr ngọc

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì dr ngọc

Trong thời gian mang thai, lượng đường trong máu của thai phụ thường tăng cao dẫn đến tiểu đường thai kỳ, tình trạng này thường xảy ra vào tuần 24-28 của thai kỳ ảnh hưởng xấu đến cả mẹ bà bé.

Tuy đái tháo đường thai kỳ sẽ thuyên giảm sau khi sinh nhưng nếu thai phụ không quản lý được lượng đường huyết thích hợp trong quá trình mang thai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát được nhờ chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Nếu cần thiết thai phụ có thể dùng insulin để điều trị bệnh.

 

2. Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

đái tháo đường thai kỳ gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm:

  • Thai nhi quá lớn: lượng đường huyết trong người mẹ quá cao khiến thai nhi phát triển quá lớn dẫn đến các vấn đề như: vai của thai nhi quá lớn sẽ bị kẹt khi sinh thường, sản phụ có thể bị băng huyết sau sinh.
  • Sinh mổ: Thai phụ bị tiểu đường thường có nguy cơ sinh mổ cao hơn vì vậy việc hồi phục sức khỏe sau sinh cũng mất nhiều thời gian hơn.
  • Tăng huyết áp: Thai phụ đái tháo đường thai kỳ thường bị tăng huyết áp dẫn đến nhiều biến chứng như tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Hạ đường huyết: đường huyết của thai nhi không ổn định, có thể bị hạ thấp sau khi sinh.
  • Ảnh hưởng lâu dài: Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ dễ bị tái phát trong các lần mang thai tiếp theo, ngoài ra họ cũng dễ bị béo phì  sau sinh nếu không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
  • Sảy thai và thai lưu: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sảy thai tự nhiên.

 

3. Chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ

Theo tài liệu Hướng dẫn Y khoa cho Thai kỳ đã được Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia thông qua, chế độ ăn lành mạnh bao gồm có đầy đủ các chất như chất đạm, chất bột đường, chất béo và chất xơ.

Theo đó, khuyến cáo với chế độ ăn cho người bị đái tháo đường thai kỳ như sau:

  • Chất đạm: 12 – 20% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất bột đường: 50 – 55% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất béo: 25 – < 30% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất xơ: 20 – 35g/ngày.

Để tránh tình trạng đường huyết tăng cao, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, trong đó phải bao gồm 4 nhóm thực phẩm: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

 

4. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? 

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì dr ngọc

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì dr ngọc

Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để không làm tăng lượng đường huyết sau khi ăn, đồng thời hạ đường huyết quá nhanh lúc xa bữa ăn. Theo đó, mẹ bầu nên chia thành 3 bữa sinh và 1- 2 bữa ăn phụ.

4.1 Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì – thực phẩm nhóm tinh bột

Tinh bột là dinh dưỡng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Hầu hết tinh bột đều thủy phân thành đường (glucose). Vì thế, thai phụ cần ăn tinh bột để có sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh.

Tuy nhiên, việc ăn nhiều tinh bột có thể làm tăng đường huyết, vì thế mẹ bầu nên ăn vừa đủ các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít làm tăng đường huyết, như: Gạo lứt, bún tươi, gạo tấm, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám.

 

4.2 Nhóm chất đạm

Mẹ bầu nên ăn cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng, sữa, bởi đây đều là thực phẩm giàu chất đạm, tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

 

4.3 Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì – nhóm chất béo

Mẹ bầu nên sử dụng các loại thịt nạc giàu chất đạm như thịt gia cầm, thịt bò, thịt heo và cá. Ngoài ra, nên ăn các loại hạt có dầu, sử dụng dầu thực vật để chiên xào, nấu nướng.

 

4.4 Nhóm rau củ

Mẹ bầu nên ăn ít nhất 500 – 600g rau xanh mỗi ngày. Theo đó, nên ăn rau trước các bữa chính để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn, bởi rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa hấp thu chất tinh bột.

 

4.5 Nhóm trái cây

Mẹ bầu nên chọn loại trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp như dưa gang, bơ, dâu, thanh long, bưởi, cam ta, sơ ri, kiwi xanh,… Mẹ bầu có thể sử dụng hoa quả sau bữa ăn và nên ăn cả phần cái để tận dụng chất xơ có trong các loại hoa quả.

 

4.6 Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa

Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa là nguồn cung cấp năng lượng giàu canxi và đạm cùng nhiều các dưỡng chất khác. Tuy nhiên để tránh lượng đường huyết tăng cao, mẹ bầu nên sử dụng sữa tách béo/ít béo, sữa tươi không đường, phô mai,…

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn uống kém, suy dinh dưỡng hoặc ít lên cân thì nên tham khảo ý kiến về chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ theo chỉ định của các bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Việc quản lý tiểu đường thai kỳ thông qua chế độ ăn uống là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bằng cách ăn những thực phẩm đúng, kiểm soát lượng đường trong máu, mẹ bầu có thể mang thai an toàn và giảm nguy cơ các biến chứng gây hại cho cả mẹ và em bé.

 

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận