5 Lời Khuyên Dành Cho Các Mẹ Khi Mắc Tiểu Đường Thai Kỳ | Dr Ngọc

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi mức đường huyết của một người mang bầu tăng cao hơn bình thường. Điều này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, không nên hoảng loạn. Với sự quan tâm và quản lý đúng cách, một phụ nữ mang bầu mắc đái tháo đường vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh và một em bé an toàn.

Trong việc quản lý tiểu đường thai kỳ, sự giám sát đường huyết và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về những thay đổi cần thiết trong lối sống và dinh dưỡng hàng ngày. Việc tuân thủ chế độ ăn kiêng cân đối và ăn các bữa nhỏ thường xuyên có thể giúp kiểm soát mức đường huyết và duy trì sức khỏe tốt.

Hãy cùng Dr Ngọc tìm hiểu rõ hơn về 5 lời khuyên dành chó các mẹ khi mắc tiểu đường thai kỳ thông qua bài viết này nhé!

 

1. Nguyên nhân xuất hiện tiểu đường thai kỳ

nguyên nhân tiểu đường thai kỳ dr ngọc

nguyên nhân tiểu đường thai kỳ dr ngọc

Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tất cả phụ nữ mang thai đều có chất kháng insulin vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhưng một số người có chất đề kháng insulin trước cả khi mang thai, thường do béo phì. Những phụ nữ này có nhu cầu tăng cao về insulin khi mang thai và có nhiều khả năng mắc căn bệnh này.

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng 3 tháng giữa khi mang thai, tức là khoảng từ tuần 24 đến 28. Bệnh có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai phụ mắc tiểu đường thai kì cũng cần phải điều trị bằng insulin.

 

2. Những vấn đề của tiểu đường thai kỳ với cả mẹ và em bé

Lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt ở người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe với cả mẹ và em bé

2.1 Vấn đề về tiểu đường thai kỳ: Tăng huyết áp (Tiền sản giật)

Khi một thai phụ bị tăng huyết áp, có protein trong nước tiểu, và thường bị sưng phù ở các chi và toàn cơ thể mà không thuyên giảm, thai phụ này có thể mắc tiền sản giật. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được kiểm soát kỹ càng bởi bác sĩ chuyên khoa khi mang thai cũng như khi sinh nở.

Tăng huyết áp có thể gây nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi vì thường dẫn đến sinh non và có thể gây nên cơn co giật hoặc đột quỵ (do có cục máu đông hoặc xuất huyết trong não) ở thai phụ trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh con. Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ hay bị tăng huyết áp hơn những phụ nữ không bị tiểu đường.

 

2.2 Huyết áp thấp (Hạ đường huyết)

Những người mắc căn bệnh này phải uống insulin và những thuốc trị tiểu đường khác có thể dẫn đến hạ đường huyết. Đường huyết giảm có thể rất nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong, nếu không được chữa trị kịp thời. Hạ đường huyết trầm trọng có thể tránh được nếu phụ nữ theo dõi đường máu của họ cẩn thận và điều trị huyết áp thấp sớm.

Nếu bệnh đái tháo đường của phụ nữ không được kiểm soát tốt trong suốt quá trình mang thai, thai nhi có thể hạ đường huyết rất nhanh sau khi sinh. Đường huyết của đứa bé nên được theo dõi trong vài giờ đầu sau khi sinh.

 

2.3 Em bé có kích thước lớn

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến đường máu của thai nhi tăng cao, đứa bé được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và lớn nhanh. Bên cạnh việc gây nên những bất tiện cho bà mẹ trong suốt những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có kích thước lớn có thể dẫn đến những khó khăn trong suốt quá trình chuyển dạ với cả thai phụ và em bé. Thai phụ có thể cần sinh mổ. Em bé  sinh ra có thể có những tổn thương thần kinh do áp lực lên vai trong quá trình chuyển dạ.

 

2.4 Vấn đề về tiểu đường thai kỳ: Sinh mổ

Một người phụ nữ mắc đái tháo đường nhưng không được kiểm soát tốt có nguy cơ cao cần phải mổ đẻ. Khi em bé được sinh ra nhờ ca mổ phải mất rất nhiều thời gian để thai phụ hồi phục sau khi sinh.

 

3. Lời khuyên dành cho các mẹ khi mắc tiểu đường thai kỳ

nguyên nhân tiểu đường thai kỳ dr ngọc

nguyên nhân tiểu đường thai kỳ dr ngọc

3.1 Lời khuyên cho tiểu đường thai kỳ: Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Hãy thực hiện chế độ ăn lành mạnh dành cho người đái tháo đường. Nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ, hãy xin ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và bác sỹ sản khoa để có một kế hoạch ăn uống tốt cho sức khỏe. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt đường máu trong khi mang thai.

 

3.2 Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một cách khác để kiểm soát lượng đường trong máu, giúp cân bằng lượng thức ăn được đưa vào cơ thể. Sau khi bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán tình trạng tiểu đường thai kỳ, bạn có thể tập thể dục thường xuyên trong và sau thời kỳ mang thai.

Dành ít nhất 30 phút cho những hoạt động thể chất mức độ trung bình ít nhất 5 ngày trong tuần.

 

3.3 Kiểm soát lượng đường trong máu thường xuyên

Do việc mang thai khiến cơ thể cần nhiều năng lượng để chuyển hóa, mức đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Hãy chú ý kiểm soát lượng đường trong máu của bạn thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

3.4 Sử dụng insulin nếu được bác sĩ chỉ định

Đôi khi một phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ cần được điều trị bằng insulin. Khi đó, hãy tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sỹ về việc dùng insulin để giữ đường máu luôn được kiểm soát.

 

3.5 Kiểm tra bệnh đái tháo đường sau khi sinh

Hãy đến bệnh viện kiểm tra bệnh đái tháo đường khoảng 6 – 12 tuần sau khi bạn sinh em bé, và sau đó là mỗi 1 đến 3 năm. Đối với hầu hết những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, bệnh thường khỏi ngay sau khi sinh. Nếu bệnh không khỏi, có thể bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và sẽ cần điều trị lâu dài.

Thậm chí kể cả khi bệnh đái tháo đường đã khỏi sau khi sinh con, thì vẫn có một nửa số phụ nữ đã mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 khoảng 5 năm về sau. Do vậy, những phụ nữ đã mắc tiểu đường thai kỳ nên tiếp tục tập thể dục và ăn uống lành mạnh sau thai kỳ để ngăn ngừa hoặc làm chậm nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. Và bạn hãy nhớ đến bác sĩ kiểm tra mức đường máu của mình 1 đến 3 năm một lần.

 

Chuyên Mục:
Bài viết mới: