5 DẤU HIỆU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG DỄ NHẬN BIẾT RẰNG MÌNH CÓ ĐANG MẮC BỆNH KHÔNG?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa dần và có những diễn biến khá phức tạp. Vậy đâu là dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (đường) do hormone insulin của tuyến tụy tiết ra bị thiếu hoặc do kháng insulin. Dẫn đến lượng đường (glucose) trong máu cao.

Căn bệnh tiểu đường này nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường dễ khiến mọi người nhầm lẫn với các triệu chứng của căn bệnh khác.

Vì thế trong bài viết ngày hôm nay Dr Ngọc sẽ giúp mọi người nhận biết sớm những dấu hiệu của căn bệnh này. Để từ đó mọi người chủ động có những kế hoạch điều trị thăm khám từ sớm tại các cơ sở y tế tránh để tình trạng bệnh kéo dài gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết ngày hôm nay để biết rõ hơn về dấu hiệu bệnh tiểu đường nhé!

Mọi người có thể tham khảo thêm: bài viết về lợi ích của dầu nhuyễn thể.

 

1. VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG (GLUCOSE) ĐỐI VỚI CƠ THỂ TRONG CĂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

5 dấu hiệu bệnh tiểu đường

5 dấu hiệu bệnh tiểu đường

Glucose còn được biết đến với tên gọi khác là đường. Là nguồn năng lượng để nuôi cơ thể, lượng đường này được chuyển hóa từ chính những loại thực phẩm mà ta nạp vào cơ thể mỗi ngày. Ở trong máu luôn có lượng Glucose nhất định đảm bảo cung cấp năng lượng cho các hoạt động hằng ngày và các cơ quan.

Giá trị đường huyết bình thường ở mỗi thời điểm sẽ có trị số dao động khác nhau:

  • 90 – 130mg/dl (5 – 7,2mmol/l) trước bữa ăn
  • Dưới 180mg/dl (10mmol/l) sau ăn từ 1 – 2 tiếng;
  • 100 – 150mg/dl (6 – 8,3mmol/l) trước khi đi ngủ.

 

2. NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO BẠN ĐANG MẮC PHẢI CĂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÀY

5 dấu hiệu bệnh tiểu đường

5 dấu hiệu bệnh tiểu đường

Luôn cảm thấy khát nước và hay đi tiểu nhiều lần: đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường nhưng ta cần phân biệt rõ giữa khát nước uống nhiều nước do cơ thể bị mất nước.

Thường một người bình thường trong vòng 24 tiếng số lần đi tiểu là từ 4 cho đến 7 lần trong một ngày nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có thể sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường rất nhiều do lượng đường trong máu cao. Đi tiểu nhiều đồng nghĩa với việc cơ thể bị mất nước nên vì vậy những người bị tiểu đường sẽ thường cảm thấy rất khát nước.

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi và đói quá mức: Cơ thể chuyển đổi thức ăn thành Glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho các tế bào. Các tế bào trong cơ thể cần insulin để hấp thụ Glucose. Trường hợp cơ thể chúng ta không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào hay các tế bào lại kháng lại insulin khiến glucose không thể xâm nhập vào tạo ra năng lượng cho cơ thể dẫn đến cơ thể thường xuyên mệt mỏi và đói hơn bình thường.

Cân nặng giảm đột ngột: lượng Glucose trong cơ thể của người mắc bệnh tiểu đường tăng cao nên chính vì thế cơ thể không sử dụng để chuyển hóa năng lượng được mà các chất béo sẽ là nguồn thay thế. Từ đó làm cho cân nặng bị giảm đột ngột không chỉ thế mất nước cũng làm cân nặng bị giảm  đột ngột do cơ thể sử dụng tất cả các chất lỏng có sẵn để tạo ra nước tiểu.

Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến võng mạch máu võng mạc khiến thị lực giảm không còn rõ và bị mờ dần.

Vết thương lâu lành: Lượng đường trong máu cao theo thời gian làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu gây ra các tổn thương thần kinh khiến cơ thể khó chữa lành các vết thương. Đau hoặc tê ở tay và chân, điều này là kết quả khác của tổn thương thần kinh.

 

3. ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

5 dấu hiệu bệnh tiểu đường

5 dấu hiệu bệnh tiểu đường

Căn bệnh tiểu đường xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu mọi người có những dấu hiệu trên và nghi ngờ thì nên đến bệnh viện các cơ sở y tế để được thăm khám sớm.

Có một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường được đưa ra dựa trên những dấu hiệu, các loại thuốc và các dị ứng mà mọi người gặp phải:

  • Đường huyết lúc đói (FPG): loại xét nghiệm này cần phải nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng trước khi thực hiện.
  • HbA1C:  Xét nghiệm này sẽ cho thấy mức đường huyết liên tục trung bình trong 2-3 tháng qua. Loại xét nghiệm này không yêu cầu mọi người phải nhịn ăn hay uống bất cứ thứ gì.
  • Dung nạp Glucose bằng đường uống (OGTT): thử nghiệm này sẽ mất từ 2 cho đến 3 tiếng. Mức đường huyết được kiểm tra ban đầu và sau đó sẽ lặp đi lặp lại trong 2 tiếng sau khi uống một loại đồ ngọt cụ thể.

Xét nghiệm Glucose huyết tương ngẫu nhiên: xét nghiệm này có thể thực hiện bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.

 

Thông tin trên giúp chị em chẩn đoán xem là mình có nằm trong tình trạng đang mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 hay không? Nếu mình có các triệu chứng như trên nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị trực tiếp. KHÔNG TỰ Ý TỰ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NHÉ!

 

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận