Bệnh Tiểu Đường Có Nguy Hiểm Không? | Dr Ngọc

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không hầu hết là câu hỏi Dr Ngọc nhận được khá nhiều trong khi làm chuỗi series bệnh tiểu đường của mình. Trong bài viết hôm nay, Dr Ngọc sẽ chia sẻ với mọi người về vấn đề bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường, một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nhất trong thời đại hiện đại, đã nhanh chóng trở thành một vấn nạn toàn cầu. Bệnh này đe dọa hàng triệu người trên khắp thế giới với những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Đái tháo đường đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hoặc không sử dụng đúng insulin – hormone quan trọng giúp điều tiết đường trong máu. Là một trong những yếu tố chính gây ra các bệnh lý lớn khác nhau cũng như các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên thực tế, nhận thức và hiểu rõ về sự nguy hiểm của bệnh đái tháo đường đường rất cần thiết để ngăn ngừa và quản lý bệnh hiệu quả. Thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ là những biện pháp quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.

 

1. Bệnh tiểu đường là gì?

bệnh tiểu đường có nguy hiểm không dr ngọc

bệnh tiểu đường có nguy hiểm không dr ngọc

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là thuật ngữ dùng để đề cập tới một nhóm bệnh gây ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường (glucose) trong máu. Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết giúp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường, đặc biệt là tế bào não.

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại tiểu đường cụ thể. Tuy nhiên, dù mắc loại đái tháo đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

 

2. Phân loại bệnh tiểu đường

Đái tháo đường đường type 1:

Đây là bệnh xảy ra do cơ thể phát sinh phản ứng tự miễn ngừng sản xuất insulin. Do đó, người mắc bệnh lý này chỉ có một cách điều trị duy nhất là dùng insulin ngoại sinh trong cả phần đời còn lại của họ.

Đái tháo đường type 2:

Ở bệnh lý này cơ thể sinh ra các kháng thể kháng insulin hay nói dễ hiểu hơn là mặc dù cơ thể vẫn tạo ra insulin nhưng kháng thể kháng insulin sẽ làm giảm đi lượng insulin được tiết vào máu, dẫn đến thiếu hụt insulin.

Đái tháo đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra vào thời điểm phụ nữ mang thai nhưng không xảy ra với mọi thai phụ. Đây là tình trạng cơ thể ít nhạy cảm trước insulin và có thể khỏi bệnh ngay sau sinh.

Tiền đái tháo đường

Bình thường, lượng đường huyết của cơ thể trong khoảng dưới 99 mg/dL (<5.6 mmol/l), nếu lượng đường huyết trên 126 mg/dL (7 mmol/l) là mắc bệnh tiểu đường. Khi chỉ số đường huyết khoảng 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/l) thì gọi là tiền tiểu đường.

Bệnh tiền đái tháo đường dễ phát triển thành tiểu đường type 2 dù cả khi không gây ra biểu hiện rõ ràng

 

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường

Theo WHO 1999, nghiệm pháp dung nạp glucose: bệnh nhân được đo nồng độ glucose máu trước và 2h sau khi uống 75 g glucose trong 250 ml nước. Trước đó bệnh nhân được nhịn đói qua đêm.

bệnh tiểu đường có nguy hiểm không dr ngọc

bệnh tiểu đường có nguy hiểm không dr ngọc

4. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Do việc sử dụng đường kém hiệu quả dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động. Các rối loạn chuyển hóa tạo ra nhiều chất gây độc hại cho cơ thể, chúng phá hủy và giảm hoạt động của hệ thống tuần hoàn và các bộ phận trong cơ thể.

Bệnh này gây ra các tác hại sau:

  • Người luôn mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống.
  • Gây các biến chứng nguy hiểm: bệnh tiểu đường nhất là những trường hợp đường huyết không được ổn định, sẽ cho ra nhiều biến chứng như bệnh võng mạc mắt, bệnh suy thận, bệnh tim mạch, bệnh của hệ thống thần kinh ngoại biên, bệnh suy giảm miễn dịch làm dễ nhiễm trùng…
  • Gây tàn phế: Biến chứng cắt cụt chân là biến chứng thường gặp mà người mắc đái tháo đường sợ nhất, ước tính có hơn 5% các bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt ngón chân, bàn chân, hoặc cẳng chân.

Các biến chứng khác như:

  • Bệnh gan mật: gan nhiễm mỡ không do rượu, sỏi mật, xơ gan
  • Da liễu: nhiễm trùng nấm da, loét chi dưới, bệnh da do đái tháo đường, u hạt hoại tử, bệnh xơ cứng bì hệ thống do đái tháo đường, bạch biến, u hạt tiêu…
  • Các bệnh nhãn khoa không liên quan đến võng mạc tiểu đường như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, trầy xước giác mạc, bệnh thần kinh thị giác.
  • Trầm cảm, sa sút trí tuệ.
  • Nhiễm toan ceton: biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường do tăng đường huyết trong thời gian dài không kiểm soát, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa. Đường trong máu cao tăng áp lực thẩm thấu niệu với mất nhiều nước và điện giải. Biểu hiện: nôn, buồn nôn, đau bụng, hôn mê thậm chí tử vong.
  • Biến chứng bàn chân đái tháo đường: tình trạng nhiễm trùng, loét, hoại tử vùng bàn chân xảy ra phổ biến. Nguyên nhân do bệnh mạch máu, thần kinh và suy giảm miễn dịch.

 

 

 

 

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận