BỆNH SUY THẬN LÀ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SUY THẬN
Bệnh suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Theo thống kê vào năm 2019 thì số người bị suy thận ở nước ta đã rơi vào khoảng 5 triệu người và hiện đang có chiều hướng tăng dần.
Tỷ lệ bệnh nhân chuyển sang giai đoạn cuối chiếm đến 0,1% dân số. Căn bệnh không chỉ đang là gánh nặng về mặt sức khỏe mà còn khiến kinh tế của nhiều gia đình rơi vào khó khăn.
Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ với mọi người biết rõ hơn về căn bệnh suy thận này nhé. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết hôm nay!
1. BỆNH SUY THẬN LÀ GÌ?
Thận bị mất chức năng và không còn khả năng lọc các chất thải từ máu được gọi là suy thận. Giai đoạn này là giai đoạn cuối của bệnh thận mãn tính. Trong trường hợp nếu bệnh nhân không được chạy thận hoặc ghép thận, điều này sẽ dẫn đến bệnh nhân khó mà duy trì được sự sống.
Thận là cơ quan nằm về phía lưng dưới của mỗi người, phân bổ hai bên cột sống đóng vai trò trong việc ổn định lượng dịch, bài tiết và các chất dư thừa từ sự chuyển hóa của cơ thể và một số chức năng khác như bảo tồn hay đào thải các chất khác ra khỏi cơ thể thông qua con đường tiểu tiện.
Suy giảm chức năng ở thận khi mới hình thành thường sẽ không có bất kỳ triệu chứng đặc hiệu và phát triển theo thời gian. Bởi thận bao gồm hai quả có khả năng hỗ trợ cho nhau rất hiệu quả. Do đó, rất nhiều trường hợp người mắc bệnh suy thận không được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ nên dẫn đến việc điều trị ở giai đoạn muộn, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
2. PHÂN LOẠI CỦA BỆNH SUY THẬN
Suy thận được phân làm hai loại:
- Suy thận mạn tính: Suy thận mạn tính: Bệnh lý đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của thận sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài và khó có thể điều trị dứt điểm được. Vì vậy, việc phát hiện dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu giúp kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Suy thận cấp tính: chức năng của thận lúc này bị suy giảm nghiêm trọng và khá nhanh, chỉ trong vòng vài ngày. Việc điều trị cần được tiến hành ngay với các phương pháp tùy theo từng tình trạng bệnh của từng người trong đó có chạy thận nhân tạo.
3. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH SUY THẬN
Được phân làm 5 giai đoạn: từ rất nhẹ (giai đoạn 1) đến giai đoạn chức năng thận bị suy giảm hoàn toàn (giai đoạn 5):
- Giai đoạn 1: ở giai đoạn này rất nhẹ. Không có biến chứng hay triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn này. Trong giai đoạn này mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát cũng như làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.
- Giai đoạn 2: thận ở giai đoạn này vẫn coi là dạng nhẹ, các vấn đề được phát hiện thông qua mức lọc cầu thận giảm nhẹ và xuất hiện protein trong nước tiểu hoặc tổn thương ở thận rõ ràng hơn.
- Giai đoạn 3: Bệnh ở giai đoạn này được coi là trung bình, đôi khi được chia thành 3A và 3B. Thận của người bệnh không hoạt động tốt như bình thường. Các triệu chứng có thể trở nên rõ ràng hơn như bị sưng bàn tay, bàn chân, đau lưng và đi tiểu thường xuyên.
- Giai đoạn 4: Bệnh thận giai đoạn 4 được coi là mức độ trung bình – nặng. Thận hoạt động không tốt, nhưng chức năng thận của người bệnh vẫn chưa suy giảm hoàn toàn. Các triệu chứng có thể bao gồm các biến chứng như thiếu máu, huyết áp cao và bệnh xương khớp. Giữ lối sống lành mạnh vẫn là yếu tố sống còn để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
- Giai đoạn 5: thận của người bệnh ở giai đoạn này bị suy hoàn toàn. Các triệu chứng của sự suy giảm chức năng thận trở nên rõ rệt, bao gồm nôn và buồn nôn, khó thở, ngứa da…
4. DẤU HIỆU CỦA BỆNH SUY THẬN
Thông thường bệnh nhân suy thận sẽ có một vài triệu chứng của bệnh nhưng đôi khi lại không có bất kỳ triệu chứng nào. Dưới đây là một số dấu hiệu của suy thận:
- Lượng nước tiểu giảm.
- Ngứa.
- Sưng phù mắt cá chân và bàn chân.
- Khó thở không rõ nguyên nhân.
- Bị co giật.
- Đau và cảm thấy nặng ngực.
- Mệt mỏi, uể oải hay buồn ngủ quá mức.
- Cân nặng giảm sút.
- Co rút cơ đặc biệt là ở chân.
- Hôn mê.
- Thiếu máu (ít xuất hiện).
- Kém ăn, buồn nôn dai dẳng, nôn.
5. NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH SUY THẬN
– Giảm lưu lượng máu đến thận: Lượng máu đi đến thận bị mất đột ngột gây tình trạng suy thận. Nguyên nhân là do bệnh tim, suy gan, phản ứng dị ứng và việc dùng thuốc huyết áp cũng như thuốc chống viêm cũng làm hạn chế lượng máu đi đến thận.
– Vấn đề đào thải nước tiểu: Lượng nước tiểu trong cơ thể không được đào thải dẫn đến các chất độc hại lâu ngày sẽ tích tụ gây quá tải cho thận. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm một số bệnh ung thư ở đại tràng, tuyến tiền liệt, cổ tử cung..
– Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến suy thận gồm: viêm cầu thận, nhiễm trùng, xơ cứng bì, đau tủy xương, viêm mạch máu, một số loại thuốc kháng sinh, các loại thuốc điều trị ung thư và một số bệnh tự miễn….
Thông tin trên giúp chị em chẩn đoán xem là mình có nằm trong tình trạng đang mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 hay không? Nếu mình có các triệu chứng như trên nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị trực tiếp. KHÔNG TỰ Ý TỰ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NHÉ!
Liên hệ với Dr Ngọc:
- Nhắn tin: http://m.me/drngoclaser
- Blog: https://drngoc.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/drngoclaser/…
- Email hợp tác: drngoclaser@gmail.com