4 ĐIỀU VỀ BỆNH HẸP MẠCH VÀNH CHO BẠN BIẾT CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG?

Bệnh hẹp mạch vành thường sẽ không gây ra các triệu chứng bệnh rõ rệt cho đến khi bệnh diễn tiến nặng. Chính vì thế mà việc tầm soát và phát hiện sớm dấu hiệu bệnh hẹp mạch vành là điều vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh hẹp mạch vành và ngăn ngừa biến chứng về sau.

Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ cho mọi người 4 điều cần biết về bệnh hẹp mạch vành. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết này nhé!

Mọi người có thể tham khảo thêm: bài viết về lợi ích của dầu nhuyễn thể.

 

1. BỆNH HẸP MẠCH VÀNH LÀ GÌ?

4 điều về bệnh hẹp mạch vành

4 điều về bệnh hẹp mạch vành

Bệnh hẹp mạch vành là tình trạng khi các mảng xơ vữa tích tụ trên thành động mạch sẽ khiến long mạch của bạn bị thu hẹp lại. Quá trình bệnh sẽ phát triển từ từ và nặng dần rồi tắc nghẽn hoàn toàn.

Khi động mạch vành hẹp trên 50% thì lúc này bệnh hẹp mạch vành sẽ được gọi là bệnh mạch vành. Ở giai đoạn đầu tiên thì mạch vành chỉ có hẹp chứ chưa tắc hoàn toàn, còn bệnh nhân thì chỉ thấy mỗi triệu chứng đau ngực mà thôi.

Khi bệnh mạch vành tiến triển dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn một số nhánh thì bệnh sẽ có thêm triệu chứng khó thở của suy tim kèm theo. Đây là quá trình lão hóa của động mạch và ai cũng sẽ phải trải qua.

Cho đến hiện tại nhiều người vẫn còn lầm tưởng rằng bệnh nào cũng phải có triệu chứng và bệnh hẹp mạch vành cũng thế (không có triệu chứng có nghĩa là không có bệnh). Tuy nhiên hẹp mạch vành là quá trình thái hóa tự nhiên của động mạch vành. Quá trình này diễn ra mỗi ngày và âm thầm trong cơ thể của mỗi người đang sống. Mỗi năm, nếu tốc độ hẹp là 1%/năm thì 100 năm sau, mạch vành hẹp 100%.

Lúc còn trẻ dưới 50 tuổi, mạch vành vẫn diễn tiến hẹp từ từ 1-20%, 30%, 50%, nên người bệnh không cảm thấy hoặc ít đau ngực. Khi lớn tuổi, trên 50 tuổi, mạch vành hẹp nặng 50%, 60%, 70%, 80%, 90% và tắc 100%. Do đó, tuổi càng lớn, càng nên tầm soát về bệnh hẹp mạch vành.

Có hai dạng bệnh mạch vành chính:

  • Thiếu máu cơ tim ổn định: Đây là dạng mạn tính. Động mạch vành bị thu hẹp dần dần trong nhiều năm, khiến cơ tim ngày càng nhận được ít máu. Bạn có thể bị đau ngực, nặng ngực, nhưng vẫn khỏe mạnh, làm việc, lao động tốt, không khó thở, không phải nhập viện.
  • Hội chứng mạch vành cấp tính: Đây là dạng đột ngột cần được cấp cứu y tế càng nhanh càng tốt. Các mảng bám trong động mạch vành đột nhiên bị vỡ và tạo thành cục máu đông chặn dòng máu đến tim. Sự tắc nghẽn đột ngột này gây ra cơn nhồi máu cơ tim, gây tử vong cao.

 

2. DẤU HIỆU NÀO NHẬN BIẾT BẠN ĐANG MẮC BỆNH HẸP MẠCH VÀNH

4 điều về bệnh hẹp mạch vành

4 điều về bệnh hẹp mạch vành

Quá trình tích tụ mảng bám diễn ra trong nhiều năm. Khi động mạch thu hẹp, bạn có thể nhận thấy đau ngực, nặng ngực. Đây là biểu hiện của tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu.

Cơ tim phải tăng làm việc để phục vụ toàn bộ cơ thể nhưng động mạch vành quá hẹp, không đủ máu đến nuôi lại cơ tim. Khi cơ tim phải làm việc quá sức nhưng không được cung cấp máu đầy đủ, tế bào cơ tim sẽ chết, vỡ ra, giải phóng nhiều chất axit, kích thích đầu dây thần kinh, gây đau ngực.

Và các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau thắt ngực ổn định: Đây là biểu hiện phổ biến nhất. Cơn đau thường xuất hiện khi bạn hoạt động thể chất hoặc căng thẳng về tinh thần, và biến mất nếu bạn nghỉ ngơi hoặc dùng nitroglycerin (thuốc điều trị đau thắt ngực).
  • Khó thở: Triệu chứng này hay xảy ra khi bạn hoạt động thể chất cường độ nhẹ.

Đôi khi, triệu chứng đầu tiên của hẹp mạch vành chính là biểu hiện của cơn nhồi máu cơ tim, bao gồm:

  • Đau thắt ngực từ nhẹ đến dữ dội. Bạn sẽ cảm thấy nặng, căng tức, đau rát, tê vùng ngực trái. Cảm giác khó chịu này có thể lan đến vai, cánh tay, cổ, lưng hoặc hàm.
  • Khó thở.
  • Chóng mặt, choáng váng.
  • Tim đập nhanh.
  • Buồn nôn, khó chịu ở dạ dày.
  • Kiệt sức.

 

3. NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH HẸP MẠCH VÀNH

4 điều về bệnh hẹp mạch vành

4 điều về bệnh hẹp mạch vành

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh hẹp mạch vành. Đây là quá trình tích tụ từ từ của mảng bám trong các động mạch ở khắp cơ thể bạn. Để dễ hình dung: mạch vành hẹp 1%/năm.

Từ lúc mới sinh ra đã hẹp dần dần, đến năm 50 tuổi thì mạch vành chỉ hẹp ít, máu vẫn đủ nuôi cơ tim. Đến năm 60 tuổi, mạch vành hẹp 60%, còn lại 40%. Lượng máu đến không đủ sức nuôi nổi cơ tim. Một số cơ tim chết, vỡ ra, giải phóng axit kích thích dây thần kinh, gây đau ngực.

Mảng bám bao gồm cholesterol, các chất thải, canxi và fibrin (một chất giúp đông máu). Khi mảng bám tiếp tục tích tụ dọc theo thành động mạch, động mạch sẽ trở nên hẹp và cứng.

Có 2 nhóm yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành:

Yếu tố rủi ro không thể kiểm soát được: Tuổi tác và tiền sử gia đình.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa hoặc carbohydrate tinh chế.
  • Thiếu hoạt động thể chất.
  • Mất ngủ triền miên.
  • Hút thuốc lá.
  • Các tình trạng tim mạch khác như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.
  • Xơ vữa động mạch.
  • Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh thận mạn tính.
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Hội chứng chuyển hóa.
  • Thừa cân – béo phì.
  • Rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ.
  • Mãn kinh sớm (trước 40 tuổi).
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố.

 

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH HẸP MẠCH VÀNH

4 điều về bệnh hẹp mạch vành

4 điều về bệnh hẹp mạch vành

  • Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra xem có các chất gây hại cho động mạch hoặc làm tăng nguy cơ hẹp mạch vành không.
  • Thông tim: Bác sĩ luồn ống thông vào động mạch vành để chẩn đoán bệnh mạch vành cũng như xác định mức độ hẹp.
  • Chụp cắt lớp vi tính mạch vành (MSCT): để xem hình ảnh 3D của tim, phát hiện tắc nghẽn trong mạch vành.
  • Chụp canxi mạch vành: đo lượng canxi trong thành mạch vành (một dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch).
  • Phương pháp này không phát hiện được tình trạng tắc nghẽn nhưng giúp xác định yếu tố rủi ro của bệnh mạch vành.
  • Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để đánh giá cấu trúc và chức năng của tim.
  • Điện tâm đồ (EKG/ECG): ghi lại hoạt động điện của tim, giúp phát hiện các cơn nhồi máu cơ tim cũ hoặc hiện tại, tình trạng thiếu máu cục bộ cũng như các vấn đề về nhịp tim.
  • Bài tập kiểm tra mức độ căng thẳng: xem tim phản ứng như thế nào khi nó hoạt động rất mạnh. Bài tập này có thể phát hiện cơn đau thắt ngực và tắc nghẽn trong động mạch vành.

 

Thông tin trên giúp chị em chẩn đoán xem là mình có nằm trong tình trạng đang mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 hay không? Nếu mình có các triệu chứng như trên nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị trực tiếp. KHÔNG TỰ Ý TỰ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NHÉ!

 

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận