VACCINE ASTRAZENECA GÂY CỤC MÁU ĐÔNG? – 3 điều bạn cần biết! | Dr Ngọc

Vaccine Astrazeneca gây đông máu? – Liệu đây là tin đồn hay là sự thật?

Các chuyên gia đã nhận định rằng tác dụng phụ của Vaccine Astrazeneca là gây cục máu đông. Tuy nhiên tình trạng này rất hiếm gặp và thường xuất hiện 21 ngày sau khi tiêm.

Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ rõ hơn với mọi người về vấn đề Vaccine Astrazeneca có thật sự gây ra cục máu đông không? Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé!

 

 

1. Tỷ lệ cục máu đông sau khi tiêm Vaccine Astrazeneca rất hiếm

vaccine astrazeneca gây đông máu?

vaccine astrazeneca gây đông máu?

Trước tình trạng nhiều người còn đang bối rối về vấn đề Vaccine Astrazeneca được hãng thừa nhận có thể gây đông máu trong một số trường hợp, Dr Ngọc sẽ chia sẻ với mọi người một số thông tin về vấn đề này để mọi người bớt lo lắng.

 

Có một số các bài báo cáo cho thấy tỷ lệ gây bệnh rất thấp:

+Tại Châu Á: chỉ ghi nhận khoảng 0,2/1.000.000 người có tình trạng đông máu, tức là cứ 10.000.000 người thì mới có 2 người có tình trạng như vậy.

+Ngồi máy bay dài trên 12 tiếng liên tục: 5/1.000.000 người có tình tạng đông máu, tức là ngồi trên máy bay lâu còn có tỷ lệ cao hơn cả tiêm vaccine.

Tại Việt Nam: tỷ lệ này lại càng thấp hơn so với ghi nhận của WHO.

Ngoài ra thì triệu chứng đông máu khi tiêm Vaccine Astrazeneca chỉ xuất hiện sau khi 21 – 28 ngày tiêm. Chính vì thế nếu có ca nào bị thì đã bị từ 2 năm trước rồi chứ không phải đến bây giờ mới bị.

Chính vì thế, mọi người đừng quá lo lắng vì thông tin bị đông máu đang được nghe nói đến là do những trường hợp trước đây đã từng bị và họ kể lại thôi. Nên mọi người phải cân nhắc và tìm hiểu kỹ để tránh trường hợp hiểu nhầm nhé.

 

2. Xét nghiệm tìm cục máu đông có cần thiết không?

Xét nghiệm D-dimer là một xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để đánh giá nguy cơ xuất hiện cục máu đông trong cơ thể.

Hiểu đơn giản, khi cơ thể chúng ta hình thành cục máu đông. Và cục máu đông ấy sẽ bị thoái triển rồi giải phóng ra D- Dimer. Từ đó xét nghiệm ra chỉ số D – Dimer sẽ tăng cao thì chúng ta sẽ được đánh giá là cơ thể có cục máu đông.

Vậy chúng ta có nên làm xét nghiệm này không?

Thứ nhất, Xét nghiệm này chỉ đánh giá khả năng có cục máu đông mà không cung cấp thông tin cụ thể về vị trí hoặc nguyên nhân nào gây ra cục máu đông. Cụ thể, kết quả của xét nghiệm D-dimer chỉ phản ánh nguy cơ cao mắc cục máu đông, nhưng không thể chẩn đoán cụ thể về tình trạng cụ thể.

Thứ hai, tỷ lệ những người tiêm Vaccine Astrazeneca bị đông máu là rất thấp chỉ với 0,2/1.000.000 và chỉ xuát hiện sau khi tiêm tù 21 – 28 ngày.

Thứ ba, chỉ số này không đặc hiệu. Bởi việc tiêm Vaccine Astrazeneca không phải là vấn đề duy nhất gây tình trạng đông máu, bởi tình trạng đông máu còn là triệu chứng của các bệnh như: nhiễm trùng, tuổi cao, mỡ máu, tiểu đường, di truyền, mang thai, hậu phẫu thuật… chỉ số này cũng tăng lên.

Chính vì vậy việc xét nghiệm này nếu mọi người làm để kiểm tra sức khỏe định kỳ thì rất là tốt. Còn làm để kiểm tra cục máu đông do Vaccine Astrazeneca là không cần thiết. Bởi chúng vừa gây lo lắng hoang mang mà còn làm cho chúng ta bị hiểu nhầm máu đông là do việc đi tiêm vaccine gây ra.

 

3. Cảnh báo tự ý uống thuốc ngừa đông máu

vaccine astrazeneca gây đông máu?

vaccine astrazeneca gây đông máu?

Cơ thể chúng ta có một hệ thống rất hoàn hảo, sẽ diễn ra 2 quá trình đông máu và tan máu.

+ Quá trình đông máu: khi cơ thể chúng ta bị tổn thương, đứt tay, chảy máu… thì quá trình này sẽ giúp làm đông máu và làm liền các vết thương hạn chế quá trình chảy máu cho chúng ta.

+ Quá trình tan máu: sau khi đã cầm máu được vị trí vết thương rồi cũng chính là lúc mà quá trình tan máu thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ làm tan cục máu đông đấy đi.

 

Chính vì thế, hai quá trình này lúc nào cũng sẽ là cân bằng với nhau.

Tuy nhiên cũng sẽ có một số vấn đề diễn ra như quá trình đông máu diễn ra nhiều hơn: Chúng sẽ hình thành các tai biến như là tắc mạch máu não hay tắc các mạch khác trong cơ thể của chúng ta.

Và ngược lại quá trình tan máu diễn ra nhiều hơn thì sẽ làm cho cơ thể chúng ta dễ bị chảy máu hơn và tệ hơn là không cầm được nữa.

 

Chính vì vậy nếu cơ thể chúng ta đang cân bằng thì hãy để yên cho chúng cân bằng. Lỡ như nếu chúng ta uống một loại thuốc gì đó được người này người kia khuyên uống mà làm mất cân bằng quá trình đông – tan máu thì sẽ rất dễ gây ra tình trạng chảy máu và không cầm được.

 

Vậy khi nào mới cần uống thuốc?

Chúng ta chỉ uống khi mà có nguy cơ cao về mắc mảng xơ vữa, mỡ máu cao, tim mạch… khi uống lạm dụng vẫn có thể gây ra tình trạng xuất huyết, viêm loét dạ dày tá tràng…Chính vì vậy nên tìm hiểu kỹ trước khi bổ sung nhé.

 

Mọi người còn thắc mắc gì có thể inbox để Bs Ngọc trả lời cho mọi người nhé!

 

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận