Bệnh Tiểu Đường Gây Tổn Thương Đến Các Cơ Quan Trong Cơ Thể | Dr Ngọc

Bệnh tiểu đường, một căn bệnh phổ biến ở nhiều người trên khắp thế giới, không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và chuyển hóa, mà còn tác động đến nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. Hiểu rõ tác động của bệnh này là điều cực kỳ quan trọng để chúng ta có thể đối mặt và kiểm soát nó hiệu quả.

Bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose trong huyết, do khiếm khuyết về tiết insulin hoặc tác động không đủ của insulin. Tăng glucose kéo dài gây ra những rối loạn chuyển hóa trong carbohydrate, protein và lipid, ảnh hưởng trực tiếp tới cơ quan như tim và mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh. 

Hãy cùng Dr Ngọc tìm hiểu sâu hơn về cách mà bệnh tiểu đường gây tổn thương đến từng bộ phận trên cơ thể thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Bệnh tiểu đường là gì?

bệnh tiểu đường dr ngọc

bệnh tiểu đường dr ngọc

Bệnh tiểu đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm dẫn đến tăng glucose trong huyết do sự thiếu hụt hoặc tác động không đủ của insulin, hoặc thậm chí cả hai.

Tình trạng tăng glucose kéo dài trong thời gian dài gây ra các vấn đề về chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid, dẫn đến tổn thương đa dạng ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là tim và mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.

Phân loại tiểu đường gồm:

  • Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
  • Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
  • Đái tháo đường thai kỳ (lđược chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường type 1, type 2 trước đó).

Thêm vào đó, tiểu đường cũng có thể phát sinh do một số nguyên nhân khác, bao gồm đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do việc sử dụng thuốc và hóa chất, chẳng hạn như glucocorticoid hoặc sau khi thực hiện cấy ghép mô và những trường hợp tương tự khác.

 

2. Các cơ quan bị tổn thương do bệnh tiểu đường 

2.1 Tổn thương đến mắt

Đái tháo đường đóng vai trò quan trọng là nguyên nhân hàng đầu gây chứng mất thị giác ở người trưởng thành. Có một số triệu chứng thường gặp có thể bao gồm tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, và bệnh võng mạc do các mạch máu nhỏ xuất hiện trong mắt.

Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp suy giảm thị lực hoặc mất thị giác đột ngột. Vì vậy, việc kiểm tra mắt định kỳ và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa tới 90% trường hợp suy giảm thị lực do tiểu đường gây ra.

2.2 Tổn thương đến tim và mạch máu

Người mắc bệnh đái tháo đường dễ dàng phát triển các bệnh đi kèm về tim và liên quan đến mạch máu với nguy cơ cao gấp đôi so với người không mắc bệnh đái tháo đường. Khái niệm “Bàn chân đái tháo đường” chỉ tình trạng tổn thương mạch máu và thần kinh, dẫn đến nguy cơ cắt cụt bàn chân và ngón chân tăng lên gấp 10 lần so với người không mắc đái tháo đường.

Triệu chứng của những ảnh hưởng này thường không có dấu hiệu báo động cho đến khi bệnh nhân gặp các vấn đề như đau tim, đột quỵ hoặc da bàn chân thay đổi màu sắc, chuột rút và giảm cảm giác. Tuy nhiên, việc kiểm soát tiểu đường đúng cách có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như trên.

 2.3 Tổn thương đến thận

Đái tháo đường cũng là nguy cơ hàng đầu gây suy thận ở người trưởng thành, chiếm tới một nửa số trường hợp mắc bệnh. Triệu chứng bệnh ở giai đoạn khởi đầu thường là không rõ ràng hoặc khó nhận biết, giai đoạn sau khi thận đã suy thì có thể có phù ở chân và bàn chân. Các thuốc hạ huyết áp nếu được chỉ định và kiểm soát bởi bác sĩ chuyên khoa có thể giúp giảm nguy cơ suy thận tới 33% ở người tiểu đường.

2.4 Tổn thương đến hệ thần kinh

Lượng đường trong máu tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây hại đến hệ thần kinh Đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường có thể gây đau, nóng rát hoặc mất cảm giác ở bàn chân, thường xuất phát từ các ngón chân, có thể ảnh hưởng đến tay và các bộ phận khác.

Đau thần kinh tự chủ xuất phát từ tổn thương thần kinh có chức năng kiểm soát nội tạng của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng về tình dục, liệt dạ dày hoặc không cảm nhận được bàng quang, chóng mặt, ngất xỉu. 

2.5 Bệnh tiểu đường tổn thương đến răng

bệnh tiểu đường dr ngọc

bệnh tiểu đường dr ngọc

Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về răng lợi so với người bình thường. Nướu răng của họ dễ chảy máu, sưng và có màu đỏ tấy do các tác động thông thường hàng ngày. 

Do đó, việc chăm sóc răng miệng thường xuyên và định kỳ đi nha sĩ là vô cùng quan trọng để kiểm soát tình trạng này và bảo vệ sức khỏe răng miệng của họ.

 

3. Phương pháp phòng tránh bệnh tiểu đường

Bằng cách thay đổi xây dựng kế hoạch ăn uống và tập luyện một cách lành mạch, khoa học hơn sẽ giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học:

  • Cắt giảm lượng tinh bột, đường, chất ngọt trong thực phẩm và thay bằng chất đạm có trong cá, trứng, thịt, chất xơ và vitamin từ trái cây, rau củ;
  • Tăng cường ăn nhiều cá hơn, tối thiểu nên ăn 2 bữa/tuần;
  • Hạn chế muối, tránh ăn mặn, bánh kẹo và nước ngọt có gas;
  • Không nên ăn nhiều nội tạng và mỡ động vật;
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng rượu bia;
  • Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám. Ăn ít cơm trắng và khi ăn nên nhai kỹ, chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày.

Chế độ luyện tập thể dục, thể thao:

  • Mỗi ngày nên dành ra ít nhất từ 30 – 45 phút đi bộ hoặc tập luyện một bộ môn thể thao nào đó. Không nên nghỉ quá 2 buổi/tuần;
  • Sau khi ăn nên nghỉ ngơi từ 30 – 45 phút. Sau đó đi bộ thư giãn tầm 15 – 20 phút để tránh việc đường huyết gia tăng quá cao sau khi ăn xong;
  • Đối với những người làm công việc văn phòng, nếu làm ở tầng thấp nên hạn chế dùng thang máy mà hãy luyện thể lực bằng cách đi cầu thang bộ, tránh ngồi yên một chỗ quá lâu. Nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng xung quanh khu vực làm việc khoảng 1 tiếng/lần.

 

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận