9 cách NHẬN BIẾT HUYẾT ÁP CAO mọi người cần phải nhớ | Dr Ngọc

Cách nhận biết huyết áp cao là mục tiêu được quan tâm hàng đầu đối với mọi người trong thời gian vừa qua để có thể dự phòng được bệnh tốt nhất.

Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ với mọi người về 9 cách nhận biết huyết áp cao. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết hôm nay nhé!

 

Cao huyết áp là một bệnh mạn tính gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt, tăng HA được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì triệu chứng của bệnh thường rất khó nhận biết và chỉ xuất hiện thoáng qua. Vậy các triệu chứng điển hình của cao HA là gì và khi nào nên tầm soát HA?

 

1. Huyết áp bao nhiêu là cao?

Huyết áp cao, hay tăng HA là tình trạng áp lực của dòng máu lên thành mạch máu tăng cao liên tục. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, suy thận, bệnh lý võng mạc ở mắt,… và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời.

Các loại cao huyết áp bao gồm:

  • Cao huyết áp nguyên phát (hoặc vô căn): Chiếm 90% các trường hợp cao HA. Nguyên nhân gây ra tình trạng này không được xác định rõ ràng, và người bệnh phải điều trị bằng thuốc suốt đời.
  • Cao huyết áp thứ phát: Gây ra bởi các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, thận…

Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch và Huyết áp Châu Âu (ESC/ESH) năm 2018.

Cách nhận biết huyết áp cao

Cách nhận biết huyết áp cao

 

2. Cách nhận biết huyết áp cao sớm giúp bạn dự phòng bệnh tốt hơn

HA có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện một vài dấu hiệu, nhưng chúng thường không rõ ràng. Chỉ khi bệnh tăng HA trở nặng, người bệnh mới cảm nhận rõ ràng những triệu chứng này.

Một số triệu chứng điển hình có thể gợi ý về bệnh tăng HA bao gồm:

  • Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
  • Thở nông.
  • Chảy máu mũi.
  • Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
  • Chóng mặt.
  • Mắt nhìn mờ.
  • Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
  • Tiểu máu.
  • Mất ngủ.

 

3. Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Cách nhận biết huyết áp cao

Cách nhận biết huyết áp cao

Phần lớn các trường hợp cao huyết áp ở người trưởng thành thường không xác định được căn nguyên cụ thể. Tuy nhiên, có khoảng 10% các trường hợp mắc bệnh do các nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ bị tăng HA càng lớn.
  • Cân nặng: Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ cao HA.
  • Chế độ ăn: Ăn mặn và chế độ ăn giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, đều có thể gây tăng HA.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh cao HA, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng rất cao.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao bị tăng HA.
  • Giới tính: Đàn ông sau 45 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao hơn.
  • Lười vận động: Không tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Tiêu thụ bia, rượu: Uống nhiều bia, rượu có thể gây tăng HA.
  • Bệnh lý mạn tính: Đái tháo đường, tim mạch, bệnh thận cấp tính hoặc mạn tính, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận, hội chứng Cushing, hội chứng Conn – cường Aldosteron tiên phát.
  • Căng thẳng tâm lý: Tâm lý căng thẳng, lo lắng kéo dài.
  • Thuốc: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc cảm, kháng viêm Non-steroid, corticoid.
  • Nhiễm độc thai nghén: Tăng huyết áp do thai kỳ.

 

4. Những biến chứng nguy hiểm khi bị tăng huyết áp

Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt, ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh, thậm chí có thể gây tàn phế hoặc tử vong. Dưới đây là những biến chứng của cao HA:

  • Suy tim: Tim phải làm việc quá sức để bơm máu nuôi cơ thể, lâu ngày dẫn đến tình trạng tim bị to ra và yếu đi.
  • Suy thận: Các mạch máu trong thận bị hẹp lại, dẫn đến suy thận.
  • Đột quỵnhồi máu cơ tim: Người bị tăng HA có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch. Thành mạch xơ cứng có thể gây đột quỵ, đau timnhồi máu cơ tim.
  • Phình động mạch: HA cao có thể gây phình động mạch, dẫn đến chảy máu nội bộ và đe dọa tính mạng.
  • Biến chứng não: Xuất huyết não, nhồi máu não và mất trí nhớ do động mạch bị thu hẹp.
  • Hội chứng chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa của cơ thể như tăng nồng độ insulin, tăng vòng eo, giảm HDL-C (cholesterol tốt)…
  • Xuất huyết võng mạc: Các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây ra nhiều vấn đề về thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

 

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh cao huyết áp

Nếu phát hiện triệu chứng cao HA sớm, bệnh có thể được kiểm soát thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và lối sống.

5.1 Chẩn đoán 

Cách nhận biết huyết áp cao

Cách nhận biết huyết áp cao

Khám lâm sàng: Dựa trên các triệu chứng tăng HA, đánh giá các yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh và đo HA bằng máy đo huyết áp.

Khám cận lâm sàng: Bao gồm xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, chụp X-quang ngực và CT scan.

Một số lưu ý để chuẩn bị cho việc kiểm tra huyết áp đạt kết quả chính xác:

  • Tránh uống cà phê và hút thuốc trước khi đo HA.
  • Nên đi vệ sinh trước khi kiểm tra.
  • Ngồi yên trong 5 phút trước khi đo huyết áp.

5.2 Điều trị cao huyết áp

Dùng thuốc

Trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc hạ huyết áp như:

  • Thuốc giãn mạch
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc ức chế Beta
  • Thuốc ức chế hấp thụ canxi
  • Các chất ức chế men chuyển ACE

 

Thay đổi lối sống

Duy trì lối sống lành mạnh và khoa học giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. Người bệnh cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu, làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh và bị lạnh đột ngột. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tăng cường các hoạt động thể chất như đi bộ, tập các bài tập vận động vừa phải từ 30 – 60 phút mỗi ngày.

 

Duy trì cân nặng lý tưởng

Cố gắng giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9. Nếu béo phì cần tích cực giảm cân để đạt được cân nặng lý tưởng.

 

Chế độ ăn uống hợp lý

Cách nhận biết huyết áp cao

Cách nhận biết huyết áp cao

Người bệnh cao huyết áp nên ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, rau xanh, và quả chín. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ. Các loại thực phẩm giàu acid béo omega 3 như cá hồi, cá thu cũng nên được bổ sung vào chế độ ăn.

Đặc biệt, hạn chế ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn như cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, và các loại nước sốt, nước chấm mặn. Tránh uống các loại đồ uống có cồn như bia và rượu.

 

Điều trị cấp cứu

Trong trường hợp tăng HA cấp cứu, người bệnh cần điều trị tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt.

Nhận biết sớm các triệu chứng tăng HA điển hình giúp chẩn đoán, thăm khám và điều trị kịp thời, tránh diễn tiến nghiêm trọng và gây hậu quả đáng tiếc. Dù cảm thấy khỏe mạnh, bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử bệnh. Người bệnh cần theo dõi lâu dài, thường xuyên đo HA tại nhà và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

 

Thông tin trên giúp mọi người chẩn đoán xem là mình có nằm trong tình trạng đang mắc phải bệnh hay không? Nếu mình có các triệu chứng như trên nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị trực tiếp. KHÔNG TỰ Ý TỰ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NHÉ!

 

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận