10 thói quen NGỪA HUYẾT ÁP và biến chứng của bệnh | Dr Ngọc
Thực hiện các phương pháp ngừa huyết áp sẽ giúp mọi người giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh nghiêm trọng khác.
Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ với mọi người về 10 thói quen ngăn ngừa huyết áp và biến chứng của bệnh. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết hôm nay nhé!
1. Tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Nếu huyết áp quá cao, sẽ gây thêm căng thẳng cho mạch máu, tim và các cơ quan khác như não, thận và mắt. Huyết áp cao kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như: bệnh tim, đau tim, đột quỵ, suy tim, bệnh động mạch ngoại biên, và bệnh thận.
Nếu bị tăng huyết áp, việc giảm huyết áp dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe này.
Nguyên nhân gây ra tăng HA không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ HA cao. Bạn có thể gặp nhiều rủi ro hơn nếu:
- Thừa cân, béo phì.
- Ăn quá nhiều muối, không ăn đủ trái cây và rau xanh.
- Ít vận động.
- Uống quá nhiều rượu hoặc cà phê (hoặc đồ uống có chứa caffeine khác).
- Hút thuốc.
- Căng thẳng, stress.
- Trên 65 tuổi.
- Có người thân bị tăng huyết áp.
Tăng HA đôi khi cũng do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc dùng một loại thuốc nào đó gây ra.
Thực hiện thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và quản lý HA đối với người bệnh tăng HA.
2. Các thói quen giúp bạn ngăn ngừa huyết áp cao và các biến chứng gây ra
Mọi người có thể giảm đáng kể nguy cơ tăng HA bằng cách áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và thực hiện những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày. Điều này rất quan trọng để chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Việc duy trì lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tăng huyết áp.
Dưới đây là một số thói quen chính:
2.1 Chế độ ăn uống lành mạnh:
Yếu tố dinh dưỡng và lối sống có mối liên quan chặt chẽ đến tình trạng HA cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả những người có yếu tố di truyền về bệnh này, nếu duy trì chế độ ăn uống và lối sống hợp lý, nguy cơ mắc bệnh cũng giảm đáng kể.
Để kiểm soát HA, nên tập trung vào việc ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc; đồng thời hạn chế natri, chất béo bão hòa và đường bổ sung.
2.2 Tập thể dục thường xuyên:
Các nhà khoa học đã phát hiện rằng tập thể dục làm tăng huyết áp tâm thu, nhưng huyết áp tâm trương không thay đổi đáng kể trong quá trình này. Các hoạt động như bơi lội, đạp xe và chạy bộ làm cho cơ bắp hoạt động mạnh hơn và cần nhiều oxy hơn so với khi nghỉ ngơi.
Do đó, tim bắt đầu bơm máu mạnh hơn và nhanh hơn để cung cấp oxy cho cơ bắp, dẫn đến HA tâm thu tăng. Trung bình, huyết áp tâm thu có thể tăng từ 160 đến 220 mmHg khi tập thể dục. Nếu huyết áp tâm thu của bạn vượt quá 200 mmHg, nên ngừng tập luyện. Vượt quá 220 mmHg thì nguy cơ mắc bệnh tim của bạn sẽ tăng lên.
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch khi tập thể dục, bao gồm chế độ ăn uống, tình trạng y tế và thuốc men. Nhìn chung, HA sẽ trở lại bình thường trong vòng vài giờ sau khi tập luyện.
Hãy đặt mục tiêu dành ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần, cùng với các hoạt động tăng cường cơ bắp hai lần một tuần.
2.3 Duy trì cân nặng khỏe mạnh:
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng HA. Vì vậy, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn để kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
2.4 Hạn chế rượu:
Uống rượu điều độ theo khuyến cáo là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa tăng huyết áp. Đối với hầu hết người lớn, phụ nữ nên uống tối đa một ly mỗi ngày, còn nam giới không nên uống quá hai ly mỗi ngày.
2.5 Bỏ thuốc lá:
Hút thuốc lá nhiều lần trong ngày sẽ làm tăng chỉ số HA trung bình. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn gây ra sự dao động huyết áp, một yếu tố nguy hiểm đối với bệnh tim mạch. Hơn nữa, hút thuốc lá làm giảm hiệu quả điều trị bệnh tăng HA.
2.6 Quản lý căng thẳng:
Căng thẳng có thể chia thành ngắn hạn (cấp tính) và dài hạn (mạn tính). Các yếu tố gây căng thẳng cấp tính có thể bao gồm: lo lắng khi đi khám bệnh, căng thẳng trước khi phát biểu hoặc tranh luận.
Trong khi đó, căng thẳng mạn tính bao gồm những vấn đề kéo dài như: mâu thuẫn trong mối quan hệ, khó khăn tài chính, lo ngại về an ninh lương thực, căng thẳng liên quan đến công việc. Cả hai loại căng thẳng này đều có liên quan đến việc tăng HA.
2.7 Khám sức khỏe thường xuyên:
Theo dõi huyết áp thường xuyên và tuân thủ các khuyến nghị của bác sĩ.
2.8 Hạn chế caffeine:
Nhiều người cho rằng cà phê chứa nhiều caffeine sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tim và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu chúng ta sử dụng cà phê đúng cách và thường xuyên, nó có thể giúp giảm huyết áp và giảm áp lực cho tim, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
2.9 Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn:
Những thực phẩm này thường có lượng natri cao, có thể góp phần làm tăng HA.
2.10 Ngủ đủ giấc:
Để kiểm soát HA, cần đảm bảo ngủ đủ giấc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Mặc dù việc thay đổi thói quen để cải thiện giấc ngủ và giảm huyết áp có thể tốn thời gian và công sức, nhưng những lợi ích sức khỏe đạt được sẽ rất xứng đáng.
Hãy đặt mục tiêu ngủ từ 7 – 9 giờ mỗi đêm.
Liên hệ với Dr Ngọc:
- Nhắn tin: http://m.me/drngoclaser
- Blog: https://drngoc.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/drngoclaser/…
- Email hợp tác: drngoclaser@gmail.com