TỤT HUYẾT ÁP có nguy hiểm không – 5 điều mọi người cần biết | Dr Ngọc

Tụt huyết áp có nguy hiểm không? Tụt huyết áp có ảnh hưởng đến tính mạng không?

Hạ huyết áp là biểu hiện của nhiều bệnh lý và có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời.

Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ với mọi người về vấn đề tụt huyết áp có nguy hiểm không. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết hôm nay nhé!

 

1. Tụt huyết áp là gì?

tụt huyết áp có nguy hiểm không

tụt huyết áp có nguy hiểm không

Hạ huyết áp đột ngột, đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng thiếu máu đến các cơ quan như lơ mơ, lú lẫn, da xanh tái, toát mồ hôi, đi tiểu ít,… có thể xảy ra trong các trường hợp mất máu cấp, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm trùng hoặc sốc tim. Trong những tình huống này, bệnh nhân cần được nhập viện cấp cứu ngay lập tức vì nếu xử trí chậm trễ, tình trạng có thể diễn tiến đến suy đa cơ quan.

Khi bệnh nhân bị hạ HA, điều đó có nghĩa là huyết động không ổn định, và họ đang ở trong tình trạng nguy kịch cấp tính. Huyết áp thấp được xác định khi HA tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Lúc này, áp lực máu lên thành động mạch thấp hơn so với mức bình thường, làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là tim và não.

Hạ HA có thể xảy ra như một tình trạng riêng lẻ hoặc là triệu chứng của một loạt tình trạng khác. Một số người có thể sống với HA thấp mãn tính, do sinh lý hoặc bệnh lý mãn tính.

Mức huyết áp thấp đối với một số người có thể là bình thường, nhưng cũng có thể gây ra các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu, và trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Do đó, cần xác định nguyên nhân gây hạ HA để có phương pháp điều trị phù hợp.

 

2. Triệu chứng tụt huyết áp

Khi bị tụt huyết áp, nghĩa là HA của người bệnh giảm đột ngột, kèm theo các triệu chứng điển hình như:

  • Lơ mơ, lú lẫn
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Da xanh tái
  • Đi tiểu ít

 

Đối với những người bị huyết áp thấp mãn tính, có thể không xuất hiện triệu chứng nào, thường được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc tình cờ đo HA. Các trường hợp khác có thể có triệu chứng như:

  • Đau đầu
  • Hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Ngất xỉu
  • Khó thở

 

Trong những trường hợp hạ huyết áp xuống mức cực thấp, có nguy cơ dẫn đến tình trạng gọi là sốc với các biểu hiện như:

  • Lú lẫn (đặc biệt thường gặp ở người lớn tuổi)
  • Da lạnh, xanh xao
  • Thở nhanh và nông
  • Rối loạn nhịp
  • Nếu gặp phải các triệu chứng HA cực thấp hoặc sốc, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay

 

3. Lý do tụt huyết áp là gì?

Tụt huyết áp có nguy hiểm không

Tụt huyết áp có nguy hiểm không

Có nhiều nguyên nhân gây tụt HA. Chỉ số huyết áp có thể thay đổi trong ngày, tùy thuộc vào thời điểm đo, thực phẩm và đồ uống đã tiêu thụ, loại thuốc đang dùng, và tình trạng thể chất hiện tại. HA thường thấp nhất vào ban đêm và tăng khi thức dậy vào buổi sáng.

Một số tình trạng sinh lý có thể gây HA thấp bao gồm:

  • Thai kỳ: Trong 24 tuần đầu của thai kỳ, những thay đổi nội tiết tố khiến mạch máu giãn nở nhanh chóng, dễ dẫn đến HA thấp, đặc biệt khi đi hoặc đứng lâu.
  • Uống rượu bia: Gây giãn mạch và giảm HA.

Một số tình trạng bệnh lý có thể gây huyết áp thấp mãn tính bao gồm:

  • Bệnh van tim: Như hẹp van động mạch chủ nặng, làm giảm lượng máu từ tim bơm ra động mạch chủ.
  • Bệnh liên quan đến nội tiết tố: Như suy tuyến thượng thận mãn, suy giáp.
  • Mất nước: Do tiêu chảy, uống thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch.
  • Rối loạn điện giải: Như hạ natri máu.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Như vitamin B12, folate và sắt trong chế độ ăn uống.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn cương dương, thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt.
  • Hẹp hoặc tắc động mạch dưới đòn.

Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ tụt HA bao gồm người cao tuổi (trên 65 tuổi), mắc bệnh Parkinson, tiểu đường và một số bệnh tim mạch.

 

4. Phân loại tụt huyết áp

Với một người khỏe mạnh, chỉ số HA tiêu chuẩn thường ở mức 120/80mmHg. Nếu huyết áp giảm xuống dưới 90/60mmHg thì được xem là HA thấp hoặc tụt HA. Các loại HA thấp thường gặp bao gồm:

4.1 Hạ huyết áp tư thế đứng

Tình trạng này xảy ra khi HA tụt đột ngột khi bạn thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng một cách nhanh chóng, với chỉ số HA giảm từ 20 mmHg trở lên đối với HA tâm thu và 10 mmHg trở lên đối với HA tâm trương.

Vì vậy, hạ huyết áp tư thế đứng còn được gọi là hạ HA tư thế, vì nó xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế. Hạ HA tư thế đứng thường gặp nhiều ở người lớn tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường, người có di chứng nhồi máu não, và những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, hoặc thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến.

4.2 Hạ huyết áp sau khi ăn

Tình trạng tụt HA này thường xuất hiện sau khi ăn từ 1-2 giờ. Người lớn tuổi, đặc biệt là những người bị cao huyết áp hoặc mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh tự chủ như bệnh Parkinson, thường dễ bị hạ HA sau khi ăn.

4.3 Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh

Khi đứng lâu, người ta dễ bị hạ HA qua trung gian thần kinh, thường gặp ở người trẻ tuổi và trẻ em. Tình trạng này xảy ra do sự giao tiếp không chính xác giữa tim và não, dẫn đến tụt HA.

4.4 Huyết áp thấp mạn tính

Nhiều người bị huyết áp thấp mạn tính mà không hay biết do không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi tình cờ đo HA hoặc đi khám sức khỏe mới phát hiện ra. Tình trạng này được xác định khi huyết áp tâm thu lúc nghỉ ngơi thường xuyên dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Nếu đã loại trừ các bệnh lý gây HA thấp và người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào, họ có thể yên tâm sống chung với tình trạng này.

 

5. Tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Tụt huyết áp có nguy hiểm không

Tụt huyết áp có nguy hiểm không

Bệnh nhân bị tụt HA sẽ xuất hiện các triệu chứng do thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành suy đa cơ quan, gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc cấp cứu chậm trễ hoặc không đúng cách có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Đối với những người khỏe mạnh có HA thấp mà không kèm theo triệu chứng nào, tình trạng này thường được xem là lành tính và không cần điều trị. Tuy nhiên, khi tụt huyết áp gây ra triệu chứng, đặc biệt là khi xảy ra đột ngột, cần đi khám để tìm nguyên nhân.

Huyết áp thấp không chỉ gây tổn thương tim và não mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như:

  • Nguy cơ té ngã và chấn thương: Hạ huyết áp gây chóng mặt và ngất xỉu, dễ dẫn đến té ngã đột ngột, có thể gây gãy xương hoặc chấn thương nghiêm trọng, thậm chí chảy máu não;
  • Suy giảm chức năng thận;
  • Mất ngủ, suy giảm trí nhớ;
  • Giảm khả năng làm việc gắng sức.

 

Thông tin trên giúp mọi người chẩn đoán xem là mình có nằm trong tình trạng đang mắc phải bệnh hay không? Nếu mình có các triệu chứng như trên nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị trực tiếp. KHÔNG TỰ Ý TỰ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NHÉ!

 

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận