5 ĐIỀU VỀ CĂN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG GIÚP BẠN HIỂU RÕ HƠN VỀ BỆNH

Bệnh đái thao đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một bệnh lý liên quan đến sự không thể kiểm soát được mức đường huyết trong cơ thể. Bệnh đái tháo đường này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hoặc không sử dụng đủ hormone insulin, hormone có chức năng giúp cho việc chuyển đổi đường huyết thành năng lượng.

Trong những năm gần đây, số bệnh nhân đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của nhiều người.

Ở Việt Nam số bệnh nhân đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm. Năm 2017 là 3,54 triệu người ( khoảng 5,5% dân số), bệnh nhân có rối loạn dung nạp Glucose là 4,79 triệu người, nghĩa là cứ 7,5 người sẽ có 1 người mắc bệnh. Việc trang bị những hiểu biết về triệu chứng bệnh đái tháo đường sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ cho mọi người biết 5 điều về căn bệnh đái tháo đường giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết này nhé!

Mọi người có thể tham khảo thêm: bài viết về lợi ích của dầu nhuyễn thể.

 

1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

5 điều giúp bạn hiểu rõ bệnh đái tháo đường

5 điều giúp bạn hiểu rõ bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một bệnh lý tình trạng mà mức đường trong máu của người bệnh tăng lên do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Insulin là một hormone được tuyến tụy sản xuất giúp cho việc chuyển đổi đường huyết thành năng lượng trong cơ thể.

Khi mức đường trong máu của người bệnh đái tháo đường không được kiểm soát, nó có thể gây tổn thương cho các cơ quan và mô trong cơ thể, bao gồm thần kinh, mắt, thận, tim, và các mạch máu.

Bệnh đái tháo đường thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra mức đường huyết bằng máy đo đường huyết. Việc kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục, và thuốc điều trị có thể giúp ngăn chặn các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường và giúp người bệnh có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

 

2. NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY NÊN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

5 điều giúp bạn hiểu rõ bệnh đái tháo đường

5 điều giúp bạn hiểu rõ bệnh đái tháo đường

Do một số nguyên nhân khác, nhưng mấu chốt vẫn nằm ở insulin. Insulin được ví như là “Chìa khóa” đưa đường vào bên trong tế bào. Nếu một lý do nào đó làm insulin không hoạt động hoặc tiết ra thì lượng đường lúc này sẽ nằm ở bên trong máu.

 

2.1 SỰ KHÁC NHAU CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Bệnh đái tháo đường type 1 là một bệnh lý miễn dịch do tế bào Beta trong tuyến tụy bị tổn thương không sản xuất insulin. Thường có yếu tố di truyền và xuất hiện ở tuổi trẻ. Trong khi đó, đái tháo đường type 2 thường phát hiện ở người cao tuổi trung niên, nhưng hiện nay bệnh này cũng được phát hiện ở các độ tuổi trẻ hơn.

 

2.2 BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1

Bệnh đái tháo đường xảy ra khi tế bào Beta trong tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, làm cho lượng đường trong máu không thể vào các tế bào được. Để điều trị đái tháo đường type 1, bệnh nhân cần tiêm insulin từ bên ngoài vào cơ thể vì tuyến tụy không tổng hợp insulin đủ. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải tiêm insulin hằng ngày suốt đời, và có nhiều phương pháp tiêm insulin dưới da để điều trị bệnh.

 

2.3 BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Căn bệnh đái tháo đường type 2 phát sinh do nhiều yếu tố, bao gồm lối sống, thói quen và chế độ ăn uống với lượng đường cao. Tuy tế bào Beta đảo tụy vẫn tiết ra được insulin, nhưng đáp ứng insulin của những thụ thể lại không hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và không đi vào các tế bào.

Việc tế bào beta đảo tụy phải liên tục tiết ra insulin để đáp ứng nhu cầu cũng gây ra quá tải và dần dần làm tổn thương tế bào, dẫn đến không sản xuất ra insulin được nữa.

Để điều trị căn bệnh này, cần giảm lượng đường đi vào cơ thể bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc để ức chế quá trình hấp thụ. Cũng có thể sử dụng thuốc để tăng độ nhạy cảm với insulin hoặc thuốc đào thải đường trong máu.

 

3. TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

5 điều giúp bạn hiểu rõ bệnh đái tháo đường

5 điều giúp bạn hiểu rõ bệnh đái tháo đường

Các triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Khát nước và đói liên tục: Bởi vì đường trong máu không được sử dụng bởi cơ thể, nên nồng độ đường trong máu tăng cao. Điều này khiến cơ thể cảm thấy khát nước và đói liên tục.
  • Thường xuyên đi tiểu: Việc thải nước tiểu thường xuyên hơn bình thường cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường.
  • Mệt mỏi và suy giảm cơ thể: Vì cơ thể không sử dụng được đường để cung cấp năng lượng cho các tế bào, nên người bệnh đái tháo đường thường cảm thấy mệt mỏi và suy giảm cơ thể.
  • Khó chữa lành vết thương: Việc điều trị các vết thương sẽ khó khăn hơn do các tế bào đường không hấp thụ insulin, gây ra sự khó khăn trong việc chữa lành các vết thương.
  • Thay đổi cân nặng: Người bệnh đái tháo đường thường thấy cân nặng thay đổi, giảm hoặc tăng nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Nếu bạn có những triệu chứng này, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

4. CÁC VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

5 điều giúp bạn hiểu rõ bệnh đái tháo đường

5 điều giúp bạn hiểu rõ bệnh đái tháo đường

 

Vấn đề thứ nhất là tế bào bị tổn thương và hoại tử. Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp phải tình trạng không thể đưa năng lượng vào các tế bào, dẫn đến tế bào không đủ năng lượng để cung cấp cho toàn bộ cơ thể, và từ đó gây ra sự tổn thương và hoại tử cho các tế bào.

Những người bệnh đái tháo đường thường bị các tổn thương viêm và loét ở đầu ngón tay và bàn chân, đặc biệt là ở bàn chân.

 

Vấn đề thứ hai là gây viêm và loét ở đầu ngón tay và bàn chân cũng như mất cảm giác. Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ viêm và loét ở bàn chân là rất cao. Do năng lượng không đến được và nguồn cung cấp năng lượng không đủ, các dây thần kinh bị tổn thương.

Những người bệnh đái tháo đường thường bị mất cảm giác ở lòng bàn chân, mu bàn chân và ngón chân. Điều này khiến họ không cảm nhận được cảm giác đau khi xảy ra tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm và loét.

 

Vấn đề thứ ba là tổn thương võng mạc. Bởi vì lượng đường trong máu tăng lên, các mạch máu bên trong võng mạc bị tổn thương, gây ra phản ứng viêm và phù nề bên trong mạch máu. Điều này dẫn đến giảm thị lực ở mắt, mắt trở nên mờ và không còn nhìn rõ như trước.

 

Vấn đề thứ tư liên quan đến các triệu chứng mãn tính như bệnh lý tim mạch và bệnh lý thận. Bởi vì lượng đường trong máu tăng cao, áp lực máu cũng tăng lên, gây ra bệnh lý lắng đọng trong thành mạch tăng mỡ máucholesterol.

Những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch rất cao. Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng cao cũng khiến thận phải hoạt động nhiều hơn.

 

5. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẤP TÍNH

5 điều giúp bạn hiểu rõ bệnh đái tháo đường

5 điều giúp bạn hiểu rõ bệnh đái tháo đường

5.1 BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NHIỄM TOAN CETON

Khi ta ăn thức ăn chứa đường, cơ thể sẽ tiến hành chuyển đổi đường thành năng lượng. Tuy nhiên, khi cơ thể không thể đưa glucose đến các tế bào vì không có insulin hoặc insulin không đáp ứng được với tế bào, cơ thể sẽ thiếu năng lượng. Để giải quyết vấn đề này, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ hai nhóm thực phẩm khác, đó là chất béo và protein.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi này, cơ thể sẽ sản xuất ra một chất gọi là ceton. Khi lượng ceton trong máu tăng cao, cơ thể sẽ trở nên ngộ độc và mắc phải bệnh nhiễm ceton. Tình trạng này có thể gây ra các biểu hiện như mất ý thức hoặc thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Vì vậy, việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể là rất quan trọng để tránh các vấn đề sức khỏe tiềm tàng.

 

5.2 BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG RỐI LOẠN THẨM THẤU THÀNH MẠCH

Khi nồng độ đường trong máu tăng cao, cơ thể cần đào thải đường qua đường thận, tuy nhiên để thực hiện được việc này, cần phải uống đủ nước để giúp thận đào thải đường. Trong trường hợp không đủ nước hoặc thận không hoạt động đúng cách, lượng đường sẽ ứ đọng trong máu, dẫn đến nồng độ đường máu tăng cao và máu trở nên đậm đặc. Khi đường trong máu đậm đặc, nguyên lý thẩm thấu nước của tế bào bị rối loạn và nước sẽ bị hút vào bên trong các thành mạch, gây ra tình trạng mất nước trong tế bào.

Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như hôn mê và tử vong trong trường hợp tai biến cấp của đái tháo đường. Do đó, việc giữ cho cơ thể luôn đủ nước và kiểm soát đường trong máu là rất quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

 

5.3 BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Trong quá trình điều trị, nếu uống thuốc hạ đường huyết với liều cao hoặc uống khi đói, lượng insulin trong cơ thể tăng cao dẫn đến lượng đường được đưa vào tế bào nhanh chóng và làm giảm nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên, việc giảm đường huyết quá nhanh có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trong trường hợp lượng đường trong máu giảm đột ngột, não sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên vì nó cần một lượng đường đủ để hoạt động. Nếu não không nhận được đủ đường, người bệnh sẽ cảm thấy mất cân bằng, chóng mặt, hoa mắt và mờ mắt. Nếu tình trạng thiếu đường tiếp tục, các xung điện trong não sẽ bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến động kinh hoặc co giật. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng.

 

Thông tin trên giúp chị em chẩn đoán xem là mình có nằm trong tình trạng đang mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 hay không? Nếu mình có các triệu chứng như trên nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị trực tiếp. KHÔNG TỰ Ý TỰ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NHÉ!

 

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận