RỐI LOẠN LIPID MÁU LÀ GÌ VÀ 2 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐIỂN HÌNH

Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến các bệnh lý, biến chứng tim mạch nguy hiểm, thậm chí có thể cướp đi tính mạng của người bệnh nhanh chóng. Khác với nhiều chứng bệnh tuổi già, rối loạn lipid máu có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và hoàn toàn có thể phòng ngừa, kiểm soát được.

Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ cho mọi biết rõ về rối loạn lipid máu là gì và 2 dấu hiệu nhận biết. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết hôm nay nhé!

Mọi người có thể tham khảo thêm: bài viết về lợi ích của dầu nhuyễn thể.

 

1. RỐI LOẠN LIPID MÁU LÀ GÌ?

rối loạn lipid máu

rối loạn lipid máu

Lipid máu còn gọi là mỡ máu, là thành phần quan trọng cần có trong máu và lưu thông cùng máu đi khắp cơ thể. Rất nhiều cơ quan trong cơ thể cần sử dụng lipid máu, các quá trình tổng hợp hormone hay các hoạt động sống của cơ thể cũng vậy.

Do vậy, lipid máu không phải là xấu, nhưng tình trạng rối loạn lipid máu nghĩa là sự mất cân bằng giữa cholesterol xấu và cholesterol tốt mới gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe. Cholesterol trong máu đến từ 2 nguồn, một là từ cơ thể tự tổng hợp ra (chiếm khoảng 75%), còn lại do cơ thể hấp thu từ thức ăn hằng ngày.

Ngoài cholesterol xấu và cholesterol tốt hay còn gọi là HDL- Choles và LDL- Choles, lipid máu còn thành phần khác là chất béo trung tính triglyceride nhưng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Rối loạn lipid máu là khi cholesterol trong máu tăng cao, còn cholesterol tốt giảm xuống, khiến chất béo tích tụ gây xơ vữa động mạch, thu hẹp lòng động mạch và từ đó giảm lưu lượng máu lưu thông.

Theo thời gian, xơ vữa động mạch hình thành ngày càng lớn, mảng xơ vữa có thể vỡ ra di chuyển trong dòng máu, kết dính với các tế bào hình thành cục máu đông. Cục máu đông này có thể bị tắc nghẽn tại một mạch máu kích thước nhỏ nào đó, dẫn đến máu không lưu thông được và gây nguy hiểm cho tim mạch.

Theo thống kê trên thế giới mỗi năm, có khoảng 17 triệu người chết do các bệnh tim mạch, đa số trong đó có liên quan đến xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu kết hợp cùng nhiều yếu tố bệnh lý khác. Nếu phát hiện rối loạn lipid máu sớm và điều trị, kiểm soát bằng cách giảm yếu tố nguy cơ, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được biến chứng tim mạch có thể xảy ra.

 

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỐI LOẠN LIPID MÁU

rối loạn lipid máu

rối loạn lipid máu

 

Rối loạn lipid máu là kết quả một quá trình chuyển biến sinh học kéo dài, chúng diễn ra từ từ và thường không thể nhận biết được trừ khi xét nghiệm mỡ trong máu. Do vậy, khi rối loạn lipid máu hình thành, triệu chứng đặc trưng rất nghèo nàn.

Chỉ khi rối loạn nặng, nồng độ lipid trong máu cao và kéo dài, mạch máu cũng bị xơ vữa làm giảm lưu thông máu đến các cơ quan thì dấu hiệu mới xuất hiện nhiều. Hơn nữa, không ít trường hợp rối loạn chỉ biết sau khi được cứu sống do tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… do trước đó không hề có dấu hiệu bệnh.

Dưới đây là các dấu hiệu đặc trưng:

 

2.1 DẤU HIỆU RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở CƠ THỂ

Rối loạn lipid máu, tăng cholesterol xấu có thể gây những ảnh hưởng sau với cơ thể:

  • Xuất hiện cung giác mạc: là hình vòng tròn hoặc không tròn hoàn toàn, có màu trắng nhạt định vị quanh mống mắt.
  • U vàng gần: xuất hiện ở gân gót chân hoặc gân duỗi các ngón, khớp đốt tay.
  • U vàng dưới màng xương: dễ kiểm tra nhất ở vùng củ chày xương, đầu xương của mỏm khuỷu.
  • Ban vàng: xuất hiện ở vùng mí mắt trên hoặc dưới, có thể nằm rải rác hoặc khu trú một khu vực.
  • Ban vàng lòng bàn tay: thường xảy ra ở cả lòng bàn tay lẫn các nếp gấp ngón tay.

 

2.2 DẤU HIỆU RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở NỘI TẠNG

 

Rối loạn lipid máu gây vấn đề ở nội tạng khá sớm và tích tụ dần theo thời gian song không dễ phát hiện qua triệu chứng, nhất là giai đoạn sớm. Cụ thể những ảnh hưởng nội tạng như sau:

Xơ vữa động mạch: Tình trạng này thường xuất hiện sớm nhất khi người bệnh bị rối loạn lipid máu và tích tụ theo thời gian, khiến thành mạch yếu dần, xơ vữa và làm cản trở đường lưu thông máu. Nguy hiểm nhất là tổn thương động mạch tim có thể gây nhồi máu cơ tim, suy tim hay tổn thương mạch máu đến não gây thiếu máu cục bộ, nhồi máu não,…

Gan nhiễm mỡ: Khi mỡ chiếm phần lớn trong gan, chen lấn đến các tế bào gan làm tăng nguy cơ viêm gan, tổn thương gan. Gan nhiễm mỡ có thể khiến chức năng gan suy giảm dần dần, gây viêm cấp tính.

Viêm tụy cấp: Khi triglycerid trong máu tăng cao, bệnh nhân có thể gặp chứng viêm tụy cấp với triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn ói nhiều kèm theo sốt.

Mặc dù rối loạn lipid máu thường được nhắc đến là tình trạng tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt song nếu triglyceride trong máu tăng quá cao, huyết tương có thể trở nên đục như sữa, từ đó gây ảnh hưởng đến tụy. Dấu hiệu bệnh cũng thường không xuất hiện sớm mà chỉ khi tìm nguyên nhân gây viêm tụy cấp tính và xét nghiệm mới kiểm tra thấy.

Ngoài dựa trên dấu hiệu, cách phát hiện sớm và chính xác nhất là dựa trên xét nghiệm máu sau khi bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 12 giờ đồng hồ liên tục.

 

Thông tin trên giúp chị em chẩn đoán xem là mình có nằm trong tình trạng đang mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 hay không? Nếu mình có các triệu chứng như trên nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị trực tiếp. KHÔNG TỰ Ý TỰ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NHÉ!

 

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận