Ăn Trái Cây Có Ảnh Hưởng Đến Việc Kiểm Soát Bệnh Đái Tháo Đường Hay Không? | Dr Ngọc

Cách kiểm soát bệnh đái tháo đường như thế nào là điều mà các bệnh nhân tiêu đường đều muốn tìm câu trả lời. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh tiểu đường ngày càng trở thành một thách thức sức khỏe toàn cầu. Với tốc độ gia tăng đáng kể của số người mắc bệnh, việc tìm kiếm các phương pháp hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường là vô cùng quan trọng. Trong xu hướng này, ăn trái cây đã thu hút sự quan tâm nhờ tiềm năng ảnh hưởng đến sự kiểm soát bệnh đái tháo đường đường.

Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, và chất xơ, được xem như là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Đối với những người bị tiểu đường, lựa chọn trái cây có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức đường trong máu. Mặc dù các loại trái cây tự nhiên thường chứa đường tự nhiên, nhưng chúng cũng đi kèm với chất xơ giúp hạn chế sự hấp thu đường và giúp duy trì mức đường huyết ổn định.

Tuy nhiên, không phải trái cây nào cũng phù hợp cho người mắc bệnh đái tháo đường, và việc kiểm soát lượng trái cây ăn hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng. Vậy làm thế nào trái cây ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh đái tháo đường? Và trái cây nào là lựa chọn tốt nhất cho người mắc bệnh này?

Cùng Dr Ngọc tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết này nhé !

1. Những tác dụng tốt cho sức khỏe của trái cây

kiểm soát bệnh đái tháo đường dr ngọc

kiểm soát bệnh đái tháo đường dr ngọc

Theo Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về các chứng bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận (NIDDK), trái cây là nhóm thực phẩm hoàn toàn thích hợp cho các bệnh nhân đái tháo đường.

Những người mắc bệnh đái tháo đường nên tuân thủ một chế độ dinh dưỡng cân bằng cung cấp đủ năng lượng và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Mặc dù một số loại trái cây chứa hàm lượng đường khá cao như xoài nhưng bạn vẫn có thể ăn được miễn là không quá nhiều.

Trái cây cũng có thể giúp thõa mãn vị giác của những người ưa đồ ngọt thay vì sử dụng kẹo hay những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng không cân đối khác. Phần lớn trái cây đều rất giàu dinh dưỡng và chứa hàm lượng chất béo cũng như natri thấp. Chúng cũng bao gồm cả những thành phần mà không tồn tại ở những thực phẩm khác.

Ví dụ như chuối có chứa kali và tryptophan – một amino acid quan trọng. Các loại trái cây chua như cam và bưởi lại rất giàu vitamin A và C là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

2. Ăn trái cây giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả

Cung cấp đủ lượng chất xơ đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ có thể giúp làm chậm quá trình hấp thu đường và kiểm soát đường huyết. Trái cây là một nguồn chất xơ khá cao, đặc biệt nếu ăn cả vỏ của chúng.

Bên cạnh đó, việc kết hợp cả trái cây và rau xanh trong chế độ dinh dưỡng có thể giúp giảm nguy cơ béo phì, đau tim và đột quỵ. Béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn tới tiểu đường type 2.Trái cây đặc biệt dồi dào chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, làm cho chúng trở thành những lựa chọn tuyệt vời trong hầu hết các chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những loại trái cây qua quá trình chế biến, như sốt táo và nước trái cây, thường đã bị loại bỏ chất xơ, do đó nên ưu tiên ăn trái cây tươi để tận dụng được lượng chất xơ cao trong chúng.

3. Khẩu phần ăn trái cây bao nhiêu là hợp lý để kiếm soát bệnh đái tháo đường?

kiểm soát bệnh đái tháo đường dr ngọc

kiểm soát bệnh đái tháo đường dr ngọc

Các hướng dẫn dinh dưỡng phổ biến đều khuyến khích mọi người, bao gồm cả người lớn và trẻ em, nên tiêu thụ khoảng 5 khẩu phần trái cây và rau xanh mỗi ngày. Theo hướng dẫn dinh dưỡng của Hoa Kỳ, mỗi bữa ăn nên cung cấp nửa đĩa trái cây và rau xanh, phần còn lại có thể bao gồm protein và ngũ cốc.

Kích thước một khẩu phần trái cây trung bình tương đương với một quả bóng chày. Những loại trái cây nhỏ hơn, như dâu, một khẩu phần tương đương một nửa chén. Các sản phẩm trái cây chế biến sẵn, như sốt táo, cũng nên có một khẩu phần tương đương với nửa chén. Một khẩu phần nước trái cây tương đương với nửa chén, tức là khoảng 240 ml. Trái cây khô như nho khô và anh đào thì mỗi khẩu phần tương đương với 2 thìa cà phê.

Mang lại sự đa dạng trong việc ăn các loại trái cây, giống như khi ăn rau xanh, không chỉ cho phép thưởng thức hương vị thơm ngon của chúng, mà còn đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể.

4. Người bệnh đái tháo đường nên ăn và nên tránh những trái cây nào?

Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn bất cứ loại trái cây nào, miễn là không bị dị ứng.Tuy nhiên việc cân nhắc về quá trình chế biến loại trái cây đó cũng rất quan trọng. Những trái cây tươi hay làm lạnh thì tốt hơn là trái cây được qua chế biến như sốt táo hay trái cây đóng hộp. Những trái cây khô và nước trái cây cũng được coi là đã qua chế biến.

Những người mắc bệnh đái tháo đường nên tiêu thụ những loại trái cây chế biến một cách thận trọng do chúng có thể được hấp thụ nhanh chóng và làm đường huyết tăng vọt. Ngoài ra, trong quá trình chế biến trái cây cũng bị mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và chất xơ.

Khuyến cáo nên tránh uống nước trái cây hay ăn trái cây đóng hộp được thêm đường do chúng có thể hấp thụ vào máu rất nhanh và gây tăng đường huyết. Những trái cây xay nhuyễn như smoothie cũng chứa hàm lượng đường khá cao và nên được loại bỏ khỏi chế độ ăn.

5. Lựa chọn trái cây dựa trên chỉ số đường huyết (GI)

Một cách để lựa chọn loại trái cây cũng như các thực phẩm giàu carbohydrate khác đó là kiểm tra chỉ số đường huyết của chúng (glycemic index – GI). GI là chỉ số đánh giá tốc độ chuyển hóa của một loại carbohydrate hoặc đường nào đó trong cơ thể. Tốc độ chuyển hóa càng nhanh nghĩa là thực phẩm có GI càng cao. GI có giá trị dao động từ 1-100.

Hầu hết trái cây đều có chỉ số đường huyết thấp. Những loại rau quả chứa tinh bột như khoai tây và ngũ cốc được chuyển hóa nhanh hơn và có chỉ số GI cao hơn.

Danh sách các loại trái cây xếp theo chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết thấp (GI<55): Táo, , Chuối, Quả mọng họ dâu, Anh đào, Bưởi, Nho, Kiwi, Cam, Đào, , Mận
Chỉ số đường huyết trung bình (GI = 56-69): Đu đủ, khóm
Chỉ số đường huyết cao (GI>70): chà là, dưa hấu

Những loại trái cây dành cho người mắc đái tháo đường:

Trái cây họ cam chanh:

Họ này bao gồm rất nhiều loại trái cây đa dạng và dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn. Ví dụ như bạn có thể thêm chanh vào món hải sản, các loại sốt hay vào ly trà đá mát lạnh trong ngày hè nóng nực.

Bạn cũng có thể tự mình chuẩn bị món đồ uống thơm ngon bổ dưỡng từ những trái cam, chanh tươi.

Quả mọng họ dâu:

Những trái cây mọng này rất ngon khi ăn tươi nhưng cũng rất dễ dàng để thêm vào những món ăn ngon lành khác như yến mạch hay ngũ cốc.

Bạn có thể cho nguyên trái vào một cái chảo kèm theo 1-2 thìa nước, nấu nhỏ lửa cho tới khi tạo thành một dung dịch đặc và thưởng thức. Một khẩu phần tương đương với nửa chén.

Táo:

Táo là loại trái cây rất phổ biến và thơm ngon, có thể ăn tươi hay chế biến thành món tráng miệng. Khi được nấu chín, táo có mùi vị đậm hơn và có thể được chế biến thành rất nhiều món tráng miệng ngon lành kèm với chút gừng và quế.

Quả bơ:

Bơ rất giàu những chất béo không bão hòa đơn. Nghiên cứu đã chứng minh quả bơ có thể hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch do làm gia tăng nồng độ cholesterol tốt HDL.

 

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận