11 triệu chứng HẠ HUYẾT ÁP mọi người không nên xem nhẹ | Dr Ngọc
Triệu chứng hạ huyết áp cũng có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, đầu óc quay cuồng và choáng váng… Theo khuyến cáo từ các bác sĩ tim mạch, bất kỳ sự thay đổi nào, dù là tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường, đều là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và thường bị bỏ qua. Hiện nay, số người mắc bệnh huyết áp thấp biệt là ở ngày càng tăng, đặc người già và phụ nữ.
Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ với mọi người 11 triệu chứng hạ huyết áp. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết hôm nay nhé!
1. Bệnh huyết áp thấp là gì?
Chỉ số huyết áp thường bao gồm hai thông số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (hiển thị trên máy đo huyết áp điện tử với số trên là HA tâm thu và số dưới là HA tâm trương).
Đối với người bình thường, HA dao động khoảng 120/80mmHg (120mmHg là HA tâm thu và 80mmHg là HA tâm trương). HA được coi là thấp khi chỉ số HA tâm thu dưới 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg khi đo ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu trị số HA dưới 90/60mmHg, người đó được cho là mắc bệnh HA thấp.
Người khỏe mạnh có HA thấp thường không có triệu chứng và không cần điều trị, vì đây không phải là bệnh lý. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chuyên khoa đã chẩn đoán mắc bệnh HA thấp hoặc khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg, người bệnh cần được theo dõi và điều trị.
Đặc biệt, những người già và người có bệnh mạn tính nếu đo thấy huyết áp thấp nên được quan tâm và điều trị, vì điều này có thể gây nguy hiểm do không đủ tưới máu cho não và các cơ quan khác trong cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp. Nếu là HA thấp sinh lý, có thể do yếu tố gia đình hoặc do sống ở vùng núi cao. Nếu HA thấp do bệnh lý, có thể do sự suy giảm chức năng của các cơ quan quan trọng như tim, thận, suy giảm hoạt động của tuyến giáp hoặc do hệ thống thần kinh tự động không điều chỉnh được dẫn đến hạ huyết áp tư thế.
Ngoài ra, cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, lạm dụng chất kích thích, béo phì, suy dinh dưỡng cũng có thể gây ra HA thấp. Suy giảm hoạt động của tuyến giáp làm thiếu hụt hormon tuyến giáp cũng là một nguyên nhân gây ra HA thấp.
2. 11 triệu chứng hạ huyết áp phổ biến
2.1 Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt
Triệu chứng huyết áp thấp thường xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế đột ngột, chẳng hạn như đứng dậy sau khi ngồi lâu, ngồi dậy nhanh từ tư thế nằm, hoặc đứng trong thời gian dài. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy mọi vật thể xung quanh như đang xoay tròn và mất kiểm soát. Nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên, bạn cần đặc biệt lưu ý và theo dõi sức khỏe.
2.2 Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
Khi bị huyết áp thấp, vấn đề phiền toái nhất mà bệnh nhân thường gặp phải là chứng đau đầu. Cơn đau thường trở nên trầm trọng hơn sau những lần căng thẳng tinh thần hoặc hoạt động thể lực nặng. Mỗi người có mức độ và kiểu đau đầu khác nhau, thường cảm thấy nặng nề nhất ở vùng đỉnh đầu. Đôi khi, cơn đau không chỉ dữ dội mà còn kèm theo cảm giác tê nhức.
2.3 Ngất
Khi hạ huyết áp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng ngất xỉu (mất ý thức đột ngột). Nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời, việc ngất xỉu đột ngột có thể dẫn đến gãy xương và các chấn thương khác. Hãy thử tưởng tượng tình huống bạn đang đi xe hoặc đi bộ mà đột ngột ngã bên đường thì nguy hiểm như thế nào.
2.4 Giảm tập trung
Khả năng tập trung kém cũng có thể bị ảnh hưởng bởi huyết áp. Khi huyết áp giảm, máu không đủ để cung cấp cho não như bình thường, khiến các tế bào não thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tập trung ở người bị HA thấp.
2.5 Mờ mắt
Những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng thường có dấu hiệu mất thính giác và giảm thị lực, gây mờ mắt. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể trở nên nguy hiểm nếu bạn đang di chuyển trên đường. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên tìm chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi cho đến khi HA và thị lực trở lại bình thường.
2.6 Buồn nôn
Cảm giác lợm giọng và buồn nôn thường xuất hiện khi HA bị hạ. Một cách khắc phục hiệu quả là bạn nên nhấm nháp một ít nước chanh để giảm bớt cảm giác buồn nôn này.
2.7 Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
Khi huyết áp thấp, bạn thường cảm thấy chân tay tê cóng và lạnh từ bên trong. Nguyên nhân là do cơ thể không thể duy trì lưu lượng máu và cung cấp đủ oxy đến da, gây giảm nhiệt độ cơ thể. Để khắc phục, bạn nên uống ngay một ít thức uống nóng để tăng nhiệt cho cơ thể.
2.8 Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, nông
Khi huyết áp giảm quá thấp, cơ thể bạn thiếu hụt oxy nghiêm trọng, khiến tim và phổi phải làm việc cật lực để bù đắp, dẫn đến tình trạng nhịp tim nhanh, nhịp thở gấp và khó thở.
2.9 Mệt mỏi
Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng, khi người bệnh cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn, rã rời và thiếu sức sống. Nếu được nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngắn, tình hình sẽ cải thiện. Tuy nhiên, đến buổi chiều hoặc tối, cơ thể lại cảm thấy mệt mỏi, mặc dù không phải vừa làm việc quá sức.
Sự mệt mỏi này có thể liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức. Trong trường hợp này, việc ăn trái cây tươi có thể giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể và giảm cảm giác mệt mỏi.
2.10 Trầm cảm
Bệnh nhân bị HA thấp thường có tâm trạng mệt mỏi, uể oải và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
2.11 Cảm giác khát
Khi HA giảm, não sẽ gửi tín hiệu cho cơ thể để uống thêm nước. Việc bổ sung nước sẽ giúp tăng HA trở lại mức bình thường.
3. Cách phòng ngừa bệnh huyết áp
Huyết áp thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh HA thấp là phòng ngừa. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh HA thấp bằng các biện pháp sau đây:
3.1 Chế độ dinh dưỡng
- Nên ăn mặn hơn người bình thường, người bị huyết áp thấp nên tiêu thụ 10-15g muối mỗi ngày.
- Ăn đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo đủ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và hạn chế thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mì.
- Trong chế độ ăn uống hàng ngày, cần bổ sung thêm thực phẩm chứa protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B. Một số thực phẩm và đồ uống có thể giúp tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, trà cam thảo, và gừng.
- Tránh sử dụng thực phẩm có tính lợi tiểu như: rau cải, râu ngô, dưa hấu, và bí ngô.
- Uống nhiều nước để giúp tăng thể tích máu và giảm nguy cơ HA thấp, đồng thời tránh mất nước. Tránh sử dụng đồ uống có cồn.
3.2 Về sinh hoạt
- Sinh hoạt điều độ và ngủ đủ giấc (7-8 giờ mỗi ngày) là rất quan trọng. Người bị HA thấp thường bị hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, do đó, khi ngồi dậy cần phải từ từ. Khi ngủ, nên gối đầu thấp và đặt chân cao.
- Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu, nhưng không nên tắm quá lâu. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và tránh các xúc động mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản vì những cảm xúc này có thể làm hạ HA thêm.
- Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng từ 10-15 phút mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ, chơi cầu lông, hoặc bóng bàn. Tránh các môn thể thao dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy múa, hoặc điền kinh. Tuy nhiên, không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ lên cao.
Liên hệ với Dr Ngọc:
- Nhắn tin: http://m.me/drngoclaser
- Blog: https://drngoc.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/drngoclaser/…
- Email hợp tác: drngoclaser@gmail.com