4 Biểu Hiện Rối Loạn Mỡ Máu Và Cách Hạn Chế Biến Chứng Mọi Người Nên Chú Ý! | Dr Ngọc

 

Biểu hiện rối loạn mỡ máu ở hầu hết nhiều người không giống nhau vì nó thường không có biểu hiện rõ nét. Rối loạn mỡ máu là một tình trạng biến đổi hàm lượng và các hợp chất lipid có trong máu, bao gồm triglyceride và cholesterol, vượt quá hoặc thấp hơn mức bình thường. Sự cân bằng lipid trong cơ thể có thể được duy trì thông qua các chế độ ăn uống cân đối và lối sống lành mạnh của nhiều người.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định kê đơn một số loại thuốc để xử lý tình trạng biểu hiện rối loạn mỡ máu. Nhằm đảm bảo rằng mức lipid trong máu được kiểm soát và duy trì ở mức lý tưởng. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các phương pháp điều trị dược phẩm để điều chỉnh các mức lipid và đảm bảo sức đề kháng của cơ thể trước nguy cơ bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu.

Tuy rối loan mỡ máu không phải bệnh cấp tính, nhưng những biến chứng mà rối loạn mỡ máu đem lại rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn. Biểu hiện rối loạn mỡ máu không rõ nét, chúng thường diễn biết âm thầm nên nhiều người không chú ý đến.

Để cùng biết rõ hơn hãy cũng Dr Ngọc tìm hiểu những biểu hiện rối loạn mỡ máu qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Những biểu hiện rối loạn mỡ máu

Rất nhiều người mắc chứng tăng cholesterol máu không thể dự đoán trước được, và không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng trước khi bệnh xuất hiện. Vì vậy, cách duy nhất để phát hiện biểu hiện rối loạn mỡ máu là phải thực hiện xét nghiệm định kỳ. Điều này có nghĩa là cần thường xuyên thăm khám bác sĩ hoặc thực hiện kiểm tra máu để kiểm tra mức cholesterol và đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, một số biểu hiện rối loạn mỡ máu sau có thể giúp cảnh báo bạn cần gặp bác sĩ ngay:

1.1 Huyết áp không ổn định

4 biểu hiện rối loạn mỡ máu dr ngọc

4 biểu hiện rối loạn mỡ máu dr ngọc

Có những biểu hiện rối loạn mỡ máu có thể dễ dàng nhận biết khi mắc phải bệnh rối loạn mỡ máu, và chúng có thể gồm cả những triệu chứng khác nhau. Người bệnh thường trải qua tình trạng mệt mỏi kéo dài, cảm giác choáng váng, khả năng tiêu hóa kém, và thậm chí có thể gặp vấn đề về huyết áp.

Để hiểu rõ hơn về huyết áp, bạn cần biết rằng mức huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg được coi là huyết áp bình thường ở người trưởng thành.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy huyết áp của mình biến đổi, điều này có thể là dấu hiệu của một tình trạng không bình thường trong cơ thể. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, kiểm tra và điều trị (nếu có) để suy trì sức khỏe tim mạch và đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất.

 

1.2 Chân đau, tê bì vì lạnh

Sự gia tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho mạch máu. Điều này có thể gây tắc nghẽn mạch máu, ngắn máu không thể lưu thông đến chân và dẫn đến các triệu chứng không dễ chịu gây cảm giác tê bì, đau nhức, sưng tấy và mệt mỏi ở khắp các ngón chân, đó là biểu hiện rối loạn mỡ máu. Điều này cũng có thể gây ra tình trạng chân lạnh do thiếu máu.

Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu ở chân, đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự cản trở trong luông máu đến các khu vực này. Vì vậy bạn nên tìm đến các chuyên gia để điều trị y tế kịp thời. Việc kịp thời nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế giúp bạn xác định được nguyên nhân của vấn đề, bao gồm các khả năng có liên quan đến biểu hiện rối loạn mỡ máu, từ đó bạn và bác sĩ có thể xác định được phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn.

 

1.3 Đau ngực

4 biểu hiện rối loạn mỡ máu dr ngọc

4 biểu hiện rối loạn mỡ máu dr ngọc

Có những trường hợp, ngay cả đối với những người có sức đề kháng bình thường và tưởng rằng họ đang có sức khỏe tốt, những triệu chứng nghiêm trọng của sự cản trở lưu thông máu dẫn đến những biểu hiện đáng lo ngại thậm chí có thể những biểu hiện rối loạn mỡ máu đang xảy ra với họ. Các cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện mà không rõ nguyên nhân và được chịu đừng mà chúng ta không hề biết rằng nó là dấu hiệu rối loạn mỡ máu.

Có thể do các cơn đau không thường xuyên, tự xuất hiện rồi tự giảm đi không cần điều trị nên nhiều người không chú ý đến và bỏ qua tình trạng đau thắt ngực, chỉ nghĩ nó là biểu hiện bình thường không hề biết nó có mối liên quan đến biểu hiện rối loạn mỡ máu.

Nếu bạn trải qua bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến việc đau tức ở vùng ngực, cảm giác bị đè nặng, bóp nghẹt hay tức ngực kéo dài từ vài phút đến vài chục phút hoặc có thể lâu hơn theo từng cơn, thì bạn nên tìm đến các chuyên gia y tế để thăm khám ngay. Điều này giúp bạn hiểu được các nguyên nhân gốc của các triệu chứng này và đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bạn.

 

1.4 Đột quỵ

Khi bạn bị rối loạn mỡ máu, điều đầu tiên bạn cần biết là chỉ số triglyceride trong máu của bạn cao hơn mức bình thường. Điều này gây ra một vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống tuần hoàn của bạn. Đây cũng được xem là biểu hiện rối loạn mỡ máu mà nhiều người không chú ý đến.

Những mảng xơ vữa động mạch có thể tích tụ và tạo thành chướng ngại cho sự lưu thông máu lên não. Khi máu không thể lưu thông đến não, sự cung cấp oxi đến não sẽ bị gián đoạn dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các biểu hiện đột quỵ, một tình trạng nghiêm trọng và có thể đem lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe của bạn.

2. Cần làm gì để hạn chế những biến chứng rối loạn mỡ máu?

Để ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ, cần thực hiện kiểm soát việc tiêu thụ các chất béo bão hòa, chúng có khả năng làm tăng cholesterol trong máu. Các chất béo bão hòa thường được tìm thấy trong các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, cũng như trong hai loại dầu thực vật như dầu dừa và dầu cọ. Hãy tránh ăn nhiều thức ăn chiên rán, thịt đỏ, và các loại bánh ngọt như các loại bánh quy và bánh gato.

Thay vào đó, bạn có thể thay thế những thức ăn này bằng các sản phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa như dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá và một số loại hoa quả và rau củ.

Một số sản phẩm tự nhiên giúp giảm cholesterol như lúa mạch, beta-sitosterol (có trong các thực phẩm bổ sung và một số loại bơ thực vật), blond psyllium (có trong vỏ hạt), bột yến mạch và sitostanol (có trong các thực phẩm bổ sung và một số loại bơ thực vật.

Ngoại trừ trường hợp rối loạn mỡ máu do khiếm khuyết di truyền, hầu hết các trường hợp rối loạn mỡ máu xuất phát chủ yếu từ béo phì và ít vận động. Để duy trì sức khỏe tim mạch, việc thường xuyên tập thể dục thể thao là rất quan trọng. Mỗi ngày dành 30 phút cho việc tập thể dục thể thao. Đối với những người lớn tuổi, việc tập thể dục bằng cách đi bộ vào buổi chiều thường là lựa chọn tốt nhất.

4 biểu hiện rối loạn mỡ máu dr ngọc

4 biểu hiện rối loạn mỡ máu dr ngọc

Ngoài ra, quản lý thời gian hợp lý trong việc học tập, làm việc và nghỉ ngơi là thật sự cần thiết. Đảm bảo có đủ giấc ngủ từ 6 đến 7 tiếng mỗi ngày cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Đối với những người lớn tuổi không ngủ đủ giờ vào ban đêm, thì việc ngủ bù vào buổi trưa là một phương pháp khác để có thể đảm bảo ngủ đủ giấc có thể duy trì sức khỏe tim mạch và tinh thần thoải mái.

Hạn chế việc uống rượu bia, ngưng hút thuốc lá có thể giúp bạn giảm lượng triglyceride trong máu. Hãy duy trì một lối sống hoạt động và tập thể dục thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của bản thân. Điều quan trọng là bạn nên thăm khám bác sĩ nếu có các hiểu hiện rối loạn mỡ máu kể trên để có những biện pháp điều trị kịp thời.

 

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận