TỰ THEO DÕI CHỈ SỐ HUYẾT ÁP NGAY TẠI NHÀ CHỈ VỚI 3 ĐIỀU NÀY
Chỉ số huyết áp là con số đo thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp và khi tim giãn ra. Cụ thể, có 2 loại chỉ số huyết áp mà bạn cần quan tâm:
- Huyết áp tâm thu: là chỉ số huyết áp lớn nhất khi đo (thường nằm ở vị trí phía trên), thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim đang co bóp.
- Huyết áp tâm trương: là chỉ số huyết áp thấp nhất khi đo (thường nằm ở vị trí phía dưới), thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim giãn ra.
Căn bệnh huyết áp đã không còn xa lạ đối với nhiều người, huyết áp cao hay huyết áp thấp đều là nguyên nhân gây ra tử vong đứng hàng đầu thế giới để lại các biến chứng về não, mạch máu và tim mạch.. Bởi thế mà việc thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà bằng các loại máy đo điện tử được xem là phương pháp vừa đơn giản lại vô cùng thuận tiện giúp mọi người kiểm soát và theo dõi tình hình sức khỏe của mình tốt hơn đồng thời còn phòng ngừa các bệnh lý về huyết áp.
Chính vì vậy hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ rõ hơn cho mọi người biết cách tự theo dõi chỉ số huyết áp ngay tại nhà để kiểm soát huyết áp tốt hơn. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết ngày hôm nay nhé!
Mọi người có thể tham khảo thêm: bài viết về lợi ích của dầu nhuyễn thể.
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TỰ THEO DÕI CHỈ SỐ HUYẾT ÁP NGAY TẠI NHÀ
Đo huyết áp giúp ta có thể tự kiểm soát huyết áp của mình và đặc biệt là những người có tiền sử về bệnh huyết áp, người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Góp phần kiểm soát huyết áp bất ngờ tăng giảm nhằm phòng tránh các nguy cơ biến chứng do huyết áp gây ra như đột quỵ và tai biến mạch máu não… thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Vậy khi nào thì cần đo huyết áp?
Độ tuổi nên thường xuyên đo huyết áp từ 30 – 40 tuổi trở lên mỗi tháng khoảng 1 lần. Trường hợp nếu thấy HA cao một chút thì nên đo nhiều lần trong tháng khoảng 2-4 lần. Còn nếu là bệnh cao huyết áp tốt nhất nên đo hằng ngày để theo dõi. Lưu ý chỉ nên dùng một loại máy đo HA để theo dõi. Để tiện đo tại nhà thì hiện nay đã có nhiều loại máy đo huyết áp điện tử được chạy bằng pin và điện cho ra các kết quả vô cùng chính xác
Vậy tại sao nên đo huyết áp tại nhà?
Kết quả đo một lần không đủ cho việc đưa ra các chẩn đoán chính xác vì các trạng thái có thể khác nhau đều ảnh hưởng đến huyết áp nên cần phải đo nhiều lần để cho ra kết quả chính xác nhất.
Huyết áp của mỗi người sẽ thay đổi liên tục tùy vào sự vận động của tim và ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường cũng như trạng thái tinh thần của mỗi người là khác nhau.
Huyết áp khi đo vào buổi sáng và buổi tối sẽ khác nhau và dao động trong cả ngày. Vì vậy nên đo HA đều đặn vào cùng một điểm mỗi ngày, ghi lại kết quả để chẩn đoán được chính xác nhất.
2. CÁCH ĐO ĐỂ CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CHÍNH XÁC NHẤT
Một trong những bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe chính là thường xuyên theo dõi HA. Tuy nhiên nếu quá trình đo không đúng cách có thể cho ra kết quả thiếu chính xác. Hãy cùng Dr Ngọc tham khảo cách đo huyết áp dưới đây để có kết quả chính xác hơn
Quy trình đo chỉ số huyết áp như sau. Có 3 loại máy đo khác nhau gồm:
- Máy đo huyết áp điện tử: loại này cực kỳ phổ biến phù hợp cho mọi đối tượng dễ dàng sử dụng mà không cần đến ống nghe tim phổi, cho ra số đo vô cùng chính xác.
- Máy đo huyết áp đồng hồ cơ: loại máy này cần có người đo giúp. Tiện sử dụng nhưng chỉ số đo lại không hoàn toàn chính xác do còn phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật đo cũng như khả năng nghe của người sử dụng0
- Máy đo huyết áp thủy phân: cho ra chỉ số huyết áp chính xác nhưng hiện tại thì loại máy này ít được dùng đến vì khá cồng kềnh.
Dưới đây là cách đo chỉ số huyết áp bằng máy đo điện tử:
- Kiểm tra thiết bị đo: hãy chắc rằng thiết bị đo ở trạng thái hoạt động tốt và pin đầy đủ. Trường hợp máy đo có ống nghe thì cần đảm bảo bao hơi và ống nghe sạch sẽ và không có bất kỳ vấn đề gì.
- Lựa chọn băng quấn tay phù hợp kích cỡ: kích thước băng quấn rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác chỉ số huyết áp. Băng quấn nhỏ có thể làm tăng 2-10 mmHg.
- Luôn giữ cơ thể ở trạng thái cố định: tùy thuộc vào trạng thái cơ thể mà huyết áp có thể tăng giảm. Trạng thái lo lắng hay kích động quá mức sẽ làm huyết áp tăng lên. Do đó, trước khi đo huyết áp ta cần bình tĩnh ngồi xuống và hít thở đều thư giãn nhẹ nhàng.
- Chú ý đặt dải quấn của máy đo: làm theo đúng hướng dẫn sử dụng về vị trí đặt và độ chặt của dải quấn. Lưu ý quấn dải quấn vào tay trần không quấn cùng với áo để chỉ số đo được chính xác nhất.
- Tư thế tay: khi đo cánh tay cần phải có vật phẳng để làm chỗ tựa và đặt tay ngang tim. Nếu đặt tay quá thấp và quá cao so với tim thì chỉ số huyết áp sẽ không được chính xác. Lưu ý khi đo mép dưới của băng quấn cần đặt ngay trên nếp gấp của khuỷu tay.
- Ngồi đúng tư thế: Thư giãn hít thở sâu, bình tĩnh. Ngồi thẳng lưng và tựa vào ghế, hai chân chạm đất không ngồi bắt chéo chân do bắt chéo chân làm tăng 2-8 mmHg.
- Vận hành máy theo sự hướng dẫn của máy đã có sẵn.
Khi đo chỉ số huyết áp cần lưu ý những gì:
- Tập trung và không nói chuyện trong khi đo huyết áp, việc nói chuyện làm tăng 10mmHg.
- Nghỉ ngơi: Trước khi đo huyết áp tránh hút thuốc lá và uống cà phê. Đảm bảo nghỉ ngơi yên lặng trên 5 phút.
- Đo trên 2 lần mỗi lần cách nhau ít nhất 1 phút. Nên đo huyết áp vào buổi sáng khi mới thức dậy.
- Biểu thị nhịp tim sẽ nhấp nháy nếu huyết áp tâm thu hoặc tâm trương cao cho ra kết quả nằm ngoài phạm vi cho phép. Huyết áp tâm thu (HA tối đa) trên 135mmHg và huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) trên 85mmHg là giá trị được xem là huyết áp cao khi đo tại nhà.
3. KIỂM TRA CHỈ SỐ HUYẾT ÁP VÀ PHÒNG NGỪA BẰNG CÁCH THAY ĐỔI LỐI SỐNG
Điều chỉnh lối sống không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn giảm đi các nguy cơ biến chứng khác
- Ăn uống lành mạnh: ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh, các chất béo bão hòa giúp giảm chỉ số huyết áp lên đến 14 mmHg. Ăn từ 3-5 quả chuối hằng ngày để bổ sung thêm Kali.
- Hạn chế ăn muối: Trung bình lượng hấp thụ muối của một người sẽ thường rất cao cần kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể hằng ngày để tránh huyết tăng cao.
- Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút cho việc hoạt động thể chất. Thói quen này có thể giúp huyết áp không còn tăng cao. Các bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi lội hay khiêu vũ là các dạng bài tập thể dục tốt nhất.
- Hạn chế các loại đồ uống có cồn và thuốc lá: giảm việc tiêu thụ các loại đồ uống có cồn cũng như bỏ hút thuốc lá do nhịp tim và huyết áp tăng cao trong quá trình hút thuốc. Tuổi thọ gia tăng đáng kể ở những người bỏ thuốc lá.
- Tránh để bản thân bị stress lâu dài áp dụng các bài tập yoga và thiền để cải thiện tình trạng.
- Những người thừa cân béo phì cần giảm cân: Khi trọng lượng cơ thể tăng đồng nghĩa với việc huyết áp cũng tăng. Vì thế việc giảm cân là một trong những thay đổi giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Thông tin trên giúp chị em chẩn đoán xem là mình có nằm trong tình trạng đang mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 hay không? Nếu mình có các triệu chứng như trên nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị trực tiếp. KHÔNG TỰ Ý TỰ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NHÉ!
Liên hệ với Dr Ngọc:
- Nhắn tin: http://m.me/drngoclaser
- Blog: https://drngoc.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/drngoclaser/…
- Email hợp tác: drngoclaser@gmail.com