[Tăng huyết áp] 6 Cách Phòng Ngừa Và Kiểm Soát – Chia sẻ Dr Ngọc

Hiện nay, với bệnh tăng huyết áp xảy ra khá phổ biến đặc biệt với người lớn tuổi và có các dấu hiệu khá phổ biến. Vậy bệnh tăng huyết áp này có cách và kiểm soát như thế nào mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Bác sĩ Ngọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bệnh tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Cao huyết áp không chỉ đơn thuần là sự gia tăng áp lực của dòng máu lên thành động mạch mà nó còn kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch. Theo thời gian, huyết áp cao nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch, đột quỵ, bệnh thận.

Trong đó, các biến chứng điển hình nhất là: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, nhũn não, xuất huyết não, mờ mắt, bệnh động mạch ngoại biên, phình hoặc bóc tách thành động mạch… Đây là những biến chứng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân, có khả năng gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần và vật chất cho gia đình và xã hội của bệnh nhân.

Cao huyết áp cũng rất nguy hiểm vì chúng thường phát triển âm thầm và không có bất kỳ triệu chứng báo trước nào. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân bị cao huyết áp trong nhiều năm mà không hề hay biết. Khi được phát hiện, họ đã bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng hoặc tàn tật suốt đời. Nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau đầu còn phát hiện bị xuất huyết não, khả năng điều trị khỏi là vô cùng mong manh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp

Nguyên nhân tạo ra huyết áp cao:

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp như: Tuổi cao, chế độ ăn uống không hợp lý (ăn mặn, nhiều dầu mỡ); thói quen sinh hoạt không lành mạnh (hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia); ít hoạt động thể chất; thừa cân béo phì; căng thẳng quá mức; bệnh thận, bệnh nội tiết, bệnh tim mạch, tiền sử gia đình mắc bệnh cao huyết áp …

Tổng hợp 6 cách phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp:

Để giúp bạn phòng ngừa kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp của mình. Bạn cần tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây:

Hạn chế ăn các chất béo chuyển hóa:

Các chất béo chuyển hóa gồm có các loại đồ ăn chiên rán trên dầu mỡ, các đồ ăn dạng đóng gói. Bởi, khi bạn ăn nhiều các chất béo chuyển hóa. Sẽ làm cho chelectrol bị lắng động trong thành mạch, dễ làm tăng huyết áp.

Bổ sung Cholesterol tốt/xấu:

Khi chúng ta ăn vào sẽ cần bổ sung các loại Cholesterol tốt và hạn chế các loại Cholesterol xấu. Trong khi đó, các Cholesterol xấu thường chứa trong các nội tạng động vật. Bởi vậy, bạn nên hạn chế ăn các loại nội tạng của động vật. Có chứa nhiều trong thịt đỏ và trong da như da gà, như vậy nó dễ làm lắng đọng trong máu.

Thay vì các loại thực phẩm không tốt như thế, thì bạn nên ăn nhiều rau, hoa quả, cá. Trong đó, chuyển từ các loại thịt đỏ sang loại thịt trắng sẽ giúp hạn chế các loại Cholesterol xấu. Đặc biệt trong các có chứa nhiều Omega-3. Bạn cũng biết, Omega-3 giúp tăng cholesterol tốt ở trong cơ thể của chúng ta.

Hạn chế ăn mặn:

Trong muối có thành phần natri giúp giữ nước trong cơ thể con người. Khi ăn mặn sẽ làm cho nước bị giữ lại trong cơ thể, giữ lại trong thành mạch. Như vậy, lượng máu trong đó rất lớn, sẽ làm cho chúng ta tăng huyết áp. Bởi vậy, chúng ta cần hạn chế muối, đặc biệt với những người bị tăng huyết áp thì không nên sử dụng nhiều muối.

Không chỉ với muối, mà cả ở các thực phẩm chế biến sẵn thường cho muối trong đó. Chúng ta cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.

Cách tăng bệnh cao huyết áp
Cách tăng bệnh cao huyết áp

Tập thể dục thường xuyên:

Bạn cũng biết thường phải ăn rau xanh, hạn chế thịt, tập thể dục thường xuyên. Nhưng bạn vẫn không hiểu tại sao phải tập thể dục? Bạn cần tập thể dục nhằm giúp tim khỏe mạnh, khi tim khỏe thì có số nhịp tim sẽ thấp hơn.

Không chỉ với bài tập cario mà cả bài tập arobic, đi bộ, chạy hay nhảy dây,…. Còn với thời điểm hiện tại đang dịch bệnh, thì có gì bạn tập đó. Bạn chỉ cần đảm bảo làm sao mỗi ngày có 30 phút toát mồ hôi là tốt cho sức khỏe của mình rồi.

Xem thêm: [Cách sơ cứu ngừng tim] Giá trị của việc cấp cấp cứu ngừng tim

Ngưng sử dụng các chất kích thích:

Bạn cần bỏ các thói quen sử dụng chất kích thích như: hút thuốc, uống rượu, uống café. Bởi, trong thuốc lá có thành phần Nicotine, các thành phần này sẽ làm tổn thương trên thành mạch. Khi bị tổn thương sẽ rất dễ bị lắng đọng Cholestrol và làm tăng huyết áp. Bởi vậy, bạn không nên hút thuốc ngay cả loại thuốc lá tự động.

Ngoài ra, cũng hạn chế uống rượu, bia. Bởi trong đó có chứa rất nhiều cồn sẽ làm cho bị ngập nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ta tăng huyết áp.

Chà, café cũng làm cho ta tăng huyết áp. Bởi vậy, nếu ai đang đi tiêm Vaccine thì không nên uống những loại thực phẩm này. Với những người bị tăng huyết áp cũng hạn chế việc sử dụng chà, café nhiều.

Sử dụng thuốc kiểm soát về huyết áp:

Ngoài những cách trên vẫn không giúp bạn kiểm soát được huyết áp, thì giờ đây bạn cần trợ giúp từ y tế. Sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp, thực tế có rất nhiều nhóm thuốc để kiểm soát như:

  • Thuốc chẹn Beta: loại thuốc này thường làm giảm nhịp tim giúp giảm huyết áp.
  • Các loại thuốc làm giãn mạch: với những người bị cao huyết áp thường có các viên ngậm dưới lưỡi. Đây cũng là loại thuốc giúp giãn mạch giúp làm giảm huyết áp khá tốt.
  • Thuốc giúp làm lợi tiểu: Loại thuốc này giúp làm đào thảo Natri ở trong máu nhiều. Khi đào thải thì sẽ giúp làm thoát được lượng nước ra nhiều hơn và cũng làm giảm huyết áp.

Đối với phần hỗ trợ từ y tế này, thì bạn nên tham khám cụ thể để được bác sĩ tư vấn và đưa ra loại thuốc tốt nhất. Tuyệt đối bạn không nên tự ý mua các loại thuốc về sử dụng trong việc điều trị tăng huyết áp cho mình.

Video chia sẻ của Dr Ngọc về Cách Phòng Ngừa Và Kiểm Soát Tăng Huyết Áp:

Qua bài viết trên đây, Bác sĩ Ngọc đã chia sẻ với bạn đầy đủ các thông tin về bệnh tăng huyết áp. Chắc chắn với những kiến thức này sẽ giúp bạn phòng ngừa và kiểm soát bệnh khá hiệu quả. Nếu bạn vẫn còn điều gì khác thắc mắc, hãy để lại comment dưới bài viết sẽ được Dr Ngọc giải đáp nhanh nhất.

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận