Khi nào cần điều trị huyết áp? Ngưỡng huyết áp cao bao nhiêu?
Khi nào cần điều trị huyết áp – Huyết áp là áp lực mà dòng chảy của máu tác động lên thành mạch máu của chúng ta. Huyết áp sinh ra do cơ chế bơm máu của tim, cộng với sự co giãn của thành động mạch. Thông thường, huyết áp có xu hướng tăng cao hơn vào ban ngày và giảm dần vào ban đêm. Huyết áp cao có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dẫn đến nhiều biến chứng trên các cơ quan trong cơ thể, thậm chí là cướp đi sinh mạng của người mắc nếu như được kiểm soát và điều trị kịp thời. Vậy khi nào cần điều trị huyết áp?
Chỉ số huyết áp bình thường
Tùy theo từng độ tuổi, mỗi độ tuổi sẽ có chỉ số huyết áp bình thường khác nhau. Do đó, không phải ai cũng biết rõ chỉ số huyết áp để giải đáp thông tin sức khỏe từ chỉ số đo huyết áp của mình. Việc nắm được chỉ số huyết áp để xác định được khi nào cần điều trị huyết áp.
Đối với những người khỏe mạnh, chỉ số huyết áp luôn được giữ ở mức ổn định. Chính vì vậy, thông qua việc đo chỉ số huyết áp, người ta có thể xác định được tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng của sức khỏe tim mạch. Chỉ số huyết áp bình thường được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu (HATT) không vượt quá 130mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương (HATTr) không cao quá 85mmHg.
Khi chỉ số huyết áp đo được nhỏ hơn 120/80 mmHg nghĩa là cơ thể bạn đang đạt được mức huyết áp tối ưu nhất.
Tuy nhiên, nếu huyết áp của bạn vượt quá hoặc thấp hơn mức chỉ số huyết áp bình thường, thì khi đó tỷ lệ bạn mắc phải tình trạng cao huyết áp hoặc thấp huyết áp là vô cùng cao. Dù là huyết áp cao hay thấp thì cũng đều sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: nhồi máu cơ tim, tai biến đột quỵ, suy thận,…
Bởi vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra định kỳ, đo huyết áp để có thể xác định và phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất có thể. Điều này sẽ giúp bạn có được quãng thời gian “Khi nào cần điều trị huyết áp” để tìm phương án điều trị, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Khi nào cần điều trị huyết áp?
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, một người được đánh giá là cao huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Khi nào cần điều trị huyết áp? Không phải ai tăng huyết áp cũng điều trị, có những trường hợp dưới ngưỡng đấy cũng phải điều trị. Cần điều trị cá thể hóa tường người chứ không phải tất cả điều điều trị giống nhau. Mọi người cần có những thăm khám để biết được cơ thế có bệnh lý kèm theo hay không, số tuổi hiện tại để có hướng điều trị phù hợp. Chẳng hạn như một số người bệnh có thêm những yếu tố nguy cơ khác ngoài các bệnh lý về tăng huyết áp. Khi bị tăng huyết áp mà bị các bệnh đi kèm như đái tháo đường, bệnh lý về thận thì có thể điều trị từ ngưỡng 135mmHg trở lên. Bình thường sẽ có 2 trường hợp cần điều trị:
- Đối với những người từ 18 đến 60 tuổi nếu huyết áp tâm thu trên 140 mmHg là phải điều trị huyết áp.
- Đối với những người trên 60 tuổi, nếu huyết áp tâm thu trên 150 mmHg là phải điều trị huyết áp.
Khi nào cần điều trị huyết áp? Việc điều trị huyết áp cần có thời gian điều trị dài và liên tục thì mới có hiệu quả cao. Kiểm soát huyết áp trong thời gian dài sẽ giảm được nguy cơ tử vong. Huyết áp thường tăng cao theo độ tuổi nên ngoài việc đo chỉ số huyết áp cần kết hợp đánh giá nhiều yếu tố khác để xác định mức độ nguy hiểm, biến chứng để điều trị và phòng ngừa.
Phương pháp điều trị huyết áp không cần dùng thuốc như thay đổi lối sống: giảm cân, giảm rượu bia, tập thể dục, giảm lượng muối, thay đổi chế độ ăn là cách điều trị khá hiệu quả. Đối với ngưỡng người cao tuổi phương pháp thay đổi lối sống áp dụng trong khoảng 1 tháng nếu huyết áp giảm thì không cần uống thuốc. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện thì lúc đó mới sử dụng đến thuốc.
Triệu chứng cao huyết áp
Mặc dù cách đo huyết áp khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà với thiết bị đo hoặc thường được kiểm tra trong các lần khám sức khỏe tổng quát nhưng vì chủ quan mà nhiều người bệnh không hề hay biết rằng mình đang gặp tình trạng này. Bệnh cao huyết áp có thể không gây ra các triệu chứng mặc dù chỉ số huyết áp đã về mức nguy hiểm, chỉ khi phát sinh biến chứng mới khó khắc phục và điều trị. Nhưng cũng có nhiều bệnh nhân cao huyết áp cho biết họ thường gặp các triệu chứng như sau:
- Đau đầu dữ dội.
- Mệt mỏi, lú lẫn.
- Đau thắt ngực.
- Rối loạn nhịp tim.
- Hụt hơi.
- Có vấn đề về thị lực.
- Xuất hiện máu trong nước tiểu.
- Bị chảy máu cam do huyết áp cao làm vỡ mạch máu.
Khi những dấu hiệu bệnh này xuất hiện thường là huyết áp cao đã đến giai đoạn nguy hiểm, khả năng biến chứng cao, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, để biết mình có bị cao huyết áp hay không, tự theo dõi tại nhà hoặc đến bệnh viện thăm khám, đo huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất.
Video chia sẻ Khi nào cần điều trị huyết áp? Ngưỡng huyết áp cao bao nhiêu?
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này chúng ta sẽ hiểu được khi nào cần điều trị huyết áp để có những phác đồ tốt nhất. Nên đi thăm khám để kiểm tra huyết áp, xem có bệnh lý kèm theo không, lúc đó chúng ta mới xác định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có những câu hỏi thắc mắc cần Dr Ngọc tư vấn thì hãy comment xuống phía dưới nhé.