2 Tác Dụng Chủ Yếu Của Việc Ăn Rau Mồng Tơi Mỗi Ngày Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng | Dr Ngọc

Rau mồng tơi, với tên khoa học là Talinum Paniculatum, là một loại rau xanh quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Loại rau này có nguồn gốc từ châu Mỹ nhưng đã được trồng và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, trong đó có Vitamin A, Vitamin C, Calcium và Sắt.

Rau mồng tơi không chỉ là một món ăn ngon mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy rau mồng tơi có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng Dr Ngọc phân tích tìm hiểu về tác dụng của nó đối với sức khỏe thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Thành phần dinh dưỡng trong rau mồng tơi

Rau mồng tơi có 2 loại dây trắng và tía, nhưng loại tía được đánh giá tốt hơn và được dùng nhiều hơn. Rau mồng tơi thuốc họ dây leo, có hoa và thân mềm, bên ngoài được phủ lớp vỏ màu xanh đậm hoặc tía. Bên trong chứa nhiều chất nhầy, lá mồng tơi có màu xanh đậm và dày. Nó rất dễ trồng và phát triển dọc theo các hàng rào, những nơi nó có thể leo được.

Trong 100g rau mồng tơi có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, như vitamin A có khoảng 1.500 mcg nó chiếm khoảng hơn 160% gần gấp đôi lượng vitamin A cần thiết đối với cơ thể hàng ngày. Vitamin A có trong rau có tác dụng làm sáng  mắt, tăng cường thị lực, tăng cường sức đề kháng miễn dịch của cơ thể.

Vitamin C:  vitamin C thường có trong các loại hoa quả như ổi, cam, bưởi,… nhưng trong rau mồng tơi cũng chứa rất nhiều vitamin C, trong 100g rau sẽ có khoảng 102g vitamin C đủ lượng cần thiết hàng ngày cho cơ thể chúng ta.

Vitamin K: Trong 100g mồng tơi, có chứa khoảng 483mcg vitamin K, tức là nó cao gấp 400 lần lượng cơ thể chúng ta cần thiết. Nếu chúng ta cần bổ sung vitamin K thì việc bổ sung rau mồng tơi vào bữa ăn hàng ngày đã có thể đảm bảo cung cấp quá nhiều trong đấy.

Ngoài ra, trong rau mồng tơi còn chứa Canxi (chiếm khoảng 11% lượng canxi trong cơ thể chúng ta), Sắt, Kali, Magie,… đây là một loại rau có hàm lượng chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất rất lớn cực kỳ cần thiết đối với cơ thể chúng ta khi bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.

2. Tác dụng của Vitamin K trong rau mồng tơi

2.1 Có tác dụng chống đông máu

tác dụng của rau mồng tơi và những lưu ý khi sử dụng dr ngọc

tác dụng của rau mồng tơi và những lưu ý khi sử dụng dr ngọc

Rau mồng tơi là nguồn giàu Vitamin K, một dạng vitamin quan trọng tham gia vào quá trình ổn định đông máu trong cơ thể. Khi cơ thể gặp các vấn đề như xuất huyết dưới da hoặc chảy máu không dễ ngừng, Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục tình trạng này. Nó giúp cân bằng quá trình đông máu và là một thành phần quan trọng giúp cho việc cầm máu hiệu quả.

Đặc biệt, đối với những người có xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc bị bầm tím dưới da, việc bổ sung Vitamin K thông qua mồng tơi được coi là một biện pháp hiệu quả và tự nhiên. Việc này có thể mang lại lợi ích lớn trong việc ổn định quá trình đông máu và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể của cơ thể.

 

2.2 Có tác dụng đối với những người bị xơ vữa động mạch

tác dụng của rau mồng tơi và những lưu ý khi sử dụng dr ngọc

tác dụng của rau mồng tơi và những lưu ý khi sử dụng dr ngọc

Cho những người mắc chứng xơ vữa mạch máu, đặc biệt là những người bị lắng đọng cholesterol trong lớp mạch máu, vấn đề xơ cứng thành mạch là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Đặc biệt, sự tích tụ của canxi trong thành mạch đóng vai trò quan trọng, góp phần làm cứng mạch máu và gây ra tình trạng xơ cứng.

Kali, một chất khoáng thiết yếu, được xem là một trong những tác nhân có khả năng loại bỏ canxi tích tụ trong thành mạch. Bổ sung kali thông qua việc tiêu thụ rau mồng tơi được coi là một giải pháp có lợi cho sức khỏe đặc biệt đối với những người đang phải đối mặt với vấn đề xơ cứng thành mạch. Điều này có thể mang lại lợi ích lớn cho việc làm mềm và duy trì tính linh hoạt của mạch máu, cải thiện tình trạng sức khỏe của hệ thống tim mạch và tối ưu hóa sự tuần hoàn máu.

 

3. Những lưu ý khi bổ sung rau mồng tơi

Ngoài các tác dụng của rau mồng tơi đối với sức khỏe thì có những trường hợp hạn chế, không nên sử dụng như những trường hợp sử dụng thuốc chống đông. Vitamin K trong rau mồng tơi tham gia vào quá trình đông máu, giúp cho việc cầm máu tốt hơn, tuy nhiên đối với những trường hợp bị bệnh lý tim mạch chúng ta phải sử dụng thuốc chống đông, thì những trường hợp phải uống thuốc chống đông chúng ta không nên ăn rau mồng tơi.

Đối với những người có bệnh lý về thận: không sử dụng cho những người bị suy thận, trong mồng tơi có kali, hàm lượng kali sẽ làm quá tải việc lọc thận. Rau mồng tơi có chứa nhiều purin, một loại chất tồn tại tự nhiên.

Khi tiêu thụ, purin được chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể, đồng thời gia tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Điều này là do axit uric có thể tạo nên các tinh thể trong thận, gây ra tình trạng sỏi thận. Vì lý do này, việc tiêu thụ rau mồng tơi có thể gây hại đặc biệt đối với những người mắc bệnh thận hoặc có tiền sử về vấn đề này.

Tóm lại, rau mồng tơi là một nguồn tài nguyên dồi dào có thể góp phần vào chế độ ăn hàng ngày của chúng ta và thậm chí có thể được áp dụng vào các phương pháp chữa bệnh. Tuy nhiên, cần nhớ rằng cân nhắc và kiểm soát lượng tiêu thụ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh bất kỳ tác dụng không mong muốn nào. Hãy ưu tiên sự cân nhắc và sự đa dạng trong việc tận dụng lợi ích của rau mồng tơi để tối ưu hóa hiệu quả cho sức khỏe của bạn.

Trên đây là những chia sẽ của Dr Ngọc về tác dụng cả rau mồng tơi, một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe khi đưa vào thực đơn bữa ăn hàng ngày của chúng ta.

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

 

 

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận