Phương Pháp Xử Lý Các Vấn Đề Tiền Mãn Kinh Cùng Chuyên Gia
Đối với phụ nữ thì ai cũng trải qua thời kỳ tiền mãn kinh, dù mãn kinh nhưng có đến 20% là phụ nữ không thể chịu được các triệu chứng nặng và phải điều trị bằng thuốc. Vậy làm cách nào để vượt qua được giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất.
Vậy tiền mãn kinh là gì?
Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ thường rơi vào độ tuổi 45 – 55, đây là thời kỳ đánh dấu sự kết thúc quá trình sinh sản ở người phụ nữ. Hay nói cách khác, khi nào bạn không còn kinh nguyệt, thì lúc đó bạn chính thức mãn kinh.
Chúng ta luôn hiểu là thời kỳ tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh. Hay còn gọi đây là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh. Tùy thuộc cơ địa mỗi người, mà thời kỳ này có thể diễn ra vào các lứa tuổi khác nhau. Đồng thời, ở mỗi người cũng sẽ có những triệu chứng không giống nhau.
Theo Dr.Ngọc cho biết, khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh trước khi mãn kinh từ 8 – 10 năm, có nghĩa là ở độ tuổi 37 – 45. Đây cũng là giai đoạn hoạt động của hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm, lúc này không sản xuất đủ bộ ba nội tiết tố nữ như: estrogen, progesterone, testosterone để đáp ứng đầy đủ hoạt động của cơ thể. Cho nên người phụ nữ phải đối mặt với những xáo trộn về tâm sinh lý của mình, ngay cả sức khỏe và cả sắc đẹp: có thể gặp nguy cơ loãng xương, hay rối loạn tim mạch, làm giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo, dẫn đến dễ bị kích thích tâm lý nên hay nóng giận, và chán nản, đôi khi thiếu tập trung trong công việc, dễ nhận thấy nóng bừng mặt, và đổ mồ hôi nhất là vào ban đêm, mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, lo âu…
Có thể bạn nhận thấy trong giai đoạn cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, lúc này cơ thể người phụ nữ sẽ sản xuất ngày càng ít estrogen hơn. Đối với giai đoạn này kéo dài ít nhất là vài tháng và lâu nhất là 4 năm.
Khi thời kỳ mãn kinh chính thức bắt đầu khi buồng trứng sản xuất quá ít estrogen, dẫn đến mức trứng không được phóng thích nữa. Và khi đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng lại.
Một số nguyên nhân gây rối loạn tiền mãn kinh
Hiện tượng tiền mãn kinh và mãn kinh là hai giai đoạn xảy đến một cách tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ. Đối với những triệu chứng mà nó gây ra, tuy rằng có khó chịu cho người bệnh nhưng chúng hoàn toàn bình thường và sẽ tự biến mất mà không phải can thiệp bằng thuốc. Nhưng bên cạnh đó, đã có không ít trường hợp xảy ra không theo quỹ đạo, tức là những trường hợp đó đến sớm hơn (trước 35 tuổi) hoặc muộn hơn (sau 50 tuổi), và đồng thời mang theo rất nhiều triệu chứng bất tiện, chúng ảnh hưởng đến tâm lý, hay sức khỏe và công việc của các chị em. Đó cũng chính là tình trạng rối loạn tiền mãn kinh, lúc này chúng ta cần được can thiệp kịp thời để mọi thứ quay trở về đúng “quỹ đạo”.
Đối với sự suy giảm hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng dẫn đến thay đổi bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone, Testosterone trong cơ thể đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ. Ở độ tuổi càng cao, thì quá trình sụt giảm càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, điều đó dẫn đến những rối loạn của thời kỳ này.
Nhưng, đối với một số người có thể bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn bình thường do:
- Do có mẹ hoặc chị gái cũng bị mãn kinh sớm
- Bị suy buồng trứng sớm
- Những người đã cắt bỏ tử cung hoặc toàn bộ buồng trứng
- Hoặc những người trải qua hóa trị và xạ trị trong quá trình điều trị ung thư
- Ở một số người mắc một số chứng bệnh như rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch…
- Những người hút thuốc lá nhiều năm vì thuốc lá là yếu tố nguy hại làm giảm nồng độ nội tiết tố nữ trong cơ thể.
Một số biện pháp điều trị triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh thường gặp
Một số người trải qua thời kỳ tiền mãn kinh rất nhẹ nhàng nhưng một số người không thể chịu đựng được hàng loạt triệu chứng của rối loạn tiền mãn kinh. Theo Dr.Ngọc tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có chỉ định điều trị bằng thuốc, và liệu pháp bổ sung nội tiết tố… nhưng hầu hết phụ nữ có thể khắc phục những rắc rối của giai đoạn này bằng những giải pháp đơn giản như sau:
Về chế độ ăn uống
Chúng ta nên tăng cường một số dưỡng chất: chất đạm, axit béo omega-3, chất xơ và canxi trong thực đơn hàng ngày. Cụ thể như sau:
Cần bổ sung chất đạm
Đối với những người ở tuổi tiền mãn kinh, thì khối lượng cơ bắt đầu sụt giảm. Do đó, lúc này bạn cần tăng lượng protein trong khẩu phần ăn vì protein hỗ trợ duy trì khối lượng cơ. Đồng thời dưỡng chất protein sẽ giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn và lượng đường trong máu, cũng như cân bằng lượng hormone vốn có trong cơ thể bạn. Các loại thực phẩm như Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu… là nguồn protein tốt.
Dưỡng chất Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 đây là dưỡng chất có liên quan đến việc giảm viêm, có tác dụng cải thiện tâm trạng và phòng ngừa chứng trầm cảm. Chính vì thế, mà người phụ nữ rất cần bổ sung các loại cá béo (cá ngừ, cá thu, cá trích…) trong chế độ ăn. Cho nên những viên uống dầu cá cũng là lựa chọn tốt nếu lượng cá béo bạn cung cấp chưa đủ.
Cần bổ sung Chất xơ
Chất xơ rất đa dạng và phong phú ( chất xơ có trong các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…) dưỡng chất này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, để từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn và duy trì cân nặng. Điều này đặc biệt rất hữu ích đối với phụ nữ tiền mãn kinh – và đối với những người dễ bị tăng cân do tốc độ trao đổi chất chậm lại.
Không những thế, chất xơ còn được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lão hóa bao gồm bệnh tim, bệnh đột quỵ và ung thư.
Cần bổ sung đầy đủ chất Canxi
Trong cuộc sống bình thường chúng ta luôn phải bổ sung các dưỡng chất đầy đủ nhất là đối với dưỡng chất canxi. Bởi vì khi nguy cơ loãng xương tăng lên, thì bạn cần tăng lượng canxi lên 1.200mg/ngày. Bên cạnh đó thì Vitamin D cũng rất quan trọng vì giúp cơ thể hấp thụ canxi tối đa. Cho nên bạn hãy làm bạn với sữa không đường tách béo, cùng các loại đậu, và động vật có vỏ, trứng… vì đây là nguồn canxi dồi dào.
Bên cạnh những thực phẩm chúng ta nên ăn, còn có một số thực phẩm bạn cần hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, điển hình như sau:
- Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa: như mỡ động vật, và các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai…
- Những thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế cao: như bánh mì trắng, mì, bánh ngọt, kẹo, kem…
- Đặc biệt những thức uống chứa caffein
Về chế độ sinh hoạt
Khi chúng ta có lối sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh. Cụ thể như sau:
- Hãy tập thể dục hàng ngày
- Hãy ngừng hút thuốc lá
- Cần hạn chế uống rượu bia
- Bạn cố gắng tạo cho mình giấc ngủ ngon và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày
- Bạn nên duy trì cân nặng ổn định với chỉ số BMI trong giới hạn bình thường
Đối với phụ nữ trải qua thời kỳ sinh nở đã là một áp lực lớn, rồi lại phải trải qua thời kỳ tiền mãn kinh vì thì bài viết trên hy vọng sẽ giúp ích được cho chị em phụ nữ phần nào giải tỏa được những thắc mắc thời kỳ tiền mãn kinh và giảm tải được những lo âu, áp lực. Chúc chị em có một sức khỏe thật tốt để chăm sóc những người thân yêu của mình.