Chia sẻ bài tập thở tập ho tại nhà sau khi bị Covid

Bài tập thở tập ho không chỉ mang đến nguồn năng lượng mới cho cơ thể mà còn giúp bạn thư thái tinh thần, mang lại những lợi ích vàng cho sức khỏe. Mỗi ngày, trước bình minh, bạn nên dành ít nhất 20 – 30 phút để thiền và hít thở. Thực hiện các bài tập hằng ngày sẽ giúp bạn luôn vui vẻ, yêu đời và tràn đầy năng lượng cho một ngày dài hoạt động. Dưới đây chúng tôi chia sẻ bài tập thở tập ho tại nhà sau khi bị Covid cực kỳ đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng rất hiệu quả.

Bài tập hít thở sâu

Thông thường, mỗi phút, phổi chỉ hít thở từ 12 đến 15 nhịp. Để tăng sức chứa của phổi, bạn nên tập thở sâu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng những khoảnh khắc tuyệt vời nhất vẫn là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

Bài tập thở tập ho tại nhà giúp mở rộng khoang ngực, phân phối oxy khắp cơ thể và loại bỏ khí CO2. Đặc biệt, hít thở sâu còn giúp bạn thư giãn cơ thể và tinh thần.

Động tác khá đơn giản, bạn chỉ cần thả lỏng cơ mặt sau đó hít không khí bên ngoài vào phổi càng sâu càng tốt. Sau đó thở ra từ từ bằng miệng và lặp lại vài lần.

Hình ảnh về bài tập hít thở sâu

Hình ảnh về bài tập hít thở sâu

Bài tập thở cơ hoành

Có nhiều hình thức thở bằng cơ hoành, trong đó cơ bản là phương pháp dễ thực hiện nhất. Để thực hiện cách tập thở tập ho cơ bản bằng cơ hoành, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

Đối với người khỏe mạnh:

  • Bài tập hít thở được thực hiện nhờ hoạt động co cơ của các cơ ở lồng ngực, vai, cổ và hoạt động của cơ hoành
  • Hầu hết chúng ta thở chủ yếu bằng cơ ở lồng ngực, còn được gọi là thở ngực.
  • Các vận động viên điền kinh, ca sĩ thường có kiểu thở (lấy hơi) bằng cơ hoành để đưa nhiều không khí vào phổi hay còn gọi là thở bụng.

Đối với bệnh nhân sau khi bị Covid

  • Do không khí tích tụ trong phổi, lồng ngực bị căng phồng làm hạn chế các hoạt động của cơ hoành.
  • Cơ hoành là cơ hô hấp chính, nếu bị trục trặc sẽ khiến phổi thông khí kém và các cơ hô hấp phụ phải làm việc nhiều hơn.
  • Tập thở bằng cơ hoành sẽ giúp bạn tăng hiệu quả cho các động tác thở và tiết kiệm năng lượng.

Kỹ thuật thở bằng cơ hoành

  • Bước 1: Ngồi ở tư thế bạn cảm thấy thoải mái. Thư giãn cổ và vai của bạn.
  • Bước 2: Đặt một tay lên bụng và tay kia lên ngực.
  • Bước 3: Hít vào từ từ bằng mũi sao cho bàn tay đặt trên bụng cảm thấy bụng hóp lên. Lồng ngực không cử động.
  • Bước 4: Hóp bụng và thở ra từ từ bằng miệng, thở ra dài gấp đôi thời gian cần thiết, đồng thời đặt tay lên bụng tạo cảm giác bụng như đang chìm xuống.

Cần lưu ý:

  • Tập thở bằng cơ hoành lặp đi lặp lại trong một ngày cho đến khi trở thành thói quen.
  • Sau khi bạn đã thành thạo kỹ thuật thở cơ hoành khi nằm hoặc ngồi, bạn nên tập thở bằng cơ hoành khi đứng, đi bộ và thậm chí làm việc nhà.

Nên tập bài tập thở này từ 5-10 phút mỗi lần, khoảng 3-4 lần mỗi ngày. Khi bạn trở nên thoải mái hơn với cách thở bằng cơ hoành, bạn có thể bắt đầu luyện tập khi ngồi hoặc đứng. Khi tập thở bằng cơ hoành ở những tư thế này, cần phải thả lỏng các cơ ở vai, đầu và cổ.

Hướng dẫn tập thở tập ho cơ hoành

Hướng dẫn tập thở tập ho cơ hoành

Bài tập thở mím môi

Không khí bị mắc kẹt trong phổi khiến bệnh nhân khó thở; đẩy lượng khí cặn ứ đọng lại trong phổi bạn mới có thể hít thở không khí trong lành. Thở mím môi là phương pháp giúp đường thở không bị xẹp xuống khi thở ra, từ đó không khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Kỹ thuật thở tập ho mím môi

  • Chuẩn bị vị trí và tư thế ngồi thoải mái. Thư giãn cổ và vai của bạn. Hít vào từ từ bằng mũi.
  • Môi bạn chúm lại như đang huýt sáo, thở ra từ từ bằng miệng sao cho thời gian thở ra dài gấp đôi so với thời gian hít vào.

Cần lưu ý:

  • Bạn cần lặp lại động tác chúm môi nhiều lần cho đến khi cơn khó thở giảm bớt.
  • Tập đi tập lại nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn và trở thành thói quen.
  • Bạn nên sử dụng kỹ thuật thở chúm môi bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó thở, chẳng hạn như khi leo cầu thang, tập thể dục, đi tắm, …
Phương pháp tập thở tập ho mím môi

Phương pháp tập thở tập ho mím môi

Bài tập thở tập ho chủ động

Ho thông thường: là một phản xạ bảo vệ của cơ thể để tống các vật “lạ” ra ngoài. Khi phế quản chứa đầy đờm nhớt, điều này sẽ kích hoạt phản xạ muốn ho. Ho là do cổ họng bị kích ứng nhưng không có đủ luồng khí để tống đờm ra ngoài. Đối với bệnh nhân, ho thường khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó thở tăng lên, gây lo lắng, đôi khi khiến bệnh nhân ngại ngùng trước đám đông. Để thay thế việc ho theo thói quen gây mệt mỏi và khó thở, hãy hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các kỹ thuật tập thở tập ho tại nhà:

  • Ho có kiểm soát là động tác ho hữu ích giúp tống đờm ra ngoài, làm thông đường thở và không khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó thở.
  • Mục đích của bài tập ho chủ động không phải để tránh ho mà là lợi dụng các động tác ho để làm thông đường thở.
  • Cần có luồng khí đủ mạnh để tích lũy phía sau chỗ ứ đọng đờm và đẩy đờm di chuyển ra ngoài.

Video chia sẻ bài tập thở tập ho tại nhà sau khi bị Covid

Mong rằng những chia sẻ bài tập thở tập ho tại nhà sau khi bị Covid kể trên sẽ giúp các bạn nhanh chóng hồi phục để lấy lại sức khỏe sau thời gian điều trị Covid. Để được tư vấn các bài tập thở tập ho tại nhà phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản, hãy comment phía dưới bài viết để được Dr Ngọc giải đáp và đưa ra lời khuyên tốt nhất dành cho bạn.

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận