Tiêm Vaccine hai loại khác nhau có hiệu quả không?
Tiêm Vaccine hai loại khác nhau có ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm lo lắng. Liệu nó có an toàn? Có hiệu quả hay không? Vậy mời các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem Vaccine là gì? Và cơ chế làm việc của nó như thế nào ?
Giải mã tiêm Vaccine hai loại khác nhau là gì?
Vaccine là một chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh. Vaccine chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Kháng nguyên này kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, sau khi coi tác nhân là một mối đe dọa, sẽ tiêu diệt nó và sẽ tiếp tục nhận ra và tiêu diệt bất kỳ vi sinh vật nào có liên quan đến tác nhân đó mà nó có thể gặp trong tương lai. Vaccine có thể mang tính dự phòng (để ngăn ngừa hoặc cải thiện ảnh hưởng của một chứng lây nhiễm trong tương lai), hoặc mang tính điều trị (để chống lại một căn bệnh đã xảy ra).
Vaccine Covid-19
Vaccine COVID-19 sẽ cung cấp khả năng miễn dịch thu được để chống lại coronavirus 2 với hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV-2), loại virus gây ra bệnh coronavirus 2019 (COVID-19). Vaccine Covid-19 được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới vì chúng đóng vai trò trong việc giảm sự lây lan, mức độ nghiêm trọng và tử vong do COVID-19 gây ra.
Cơ sở khoa học và thực tiễn
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới vẫn xuất hiện ngày càng nhiều các biến thể mới của coronavirus 2 và do nguồn cung hạn chế nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt vaccine ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc tiêm kết hợp vaccine ngừa COVID-19 từ các nhà sản xuất khác nhau đang được xem là giải pháp tình thế trong bối cảnh tình trạng khan hiếm nguồn cung vaccine đang ảnh hưởng tới tiến độ tiêm chủng ở nhiều nước.
Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO), tại một số quốc gia đã thực hiện việc tiêm kết hợp hai loại vaccine, ghi nhận có hiệu quả bảo vệ phòng bệnh Covid-19 và tính an toàn, một số phản ứng thông thường sau tiêm ghi nhận là chấp nhận được. Tuy nhiên, WHO vẫn khuyến cáo các quốc gia thận trọng khi quyết định tiêm kết hợp các vaccine COVID-19, vì chưa đủ dữ liệu khoa học.
Theo một số chuyên gia việc kết hợp vaccine COVID-19 không chỉ là sử dụng vaccine do hai hãng sản xuất khác nhau, mà còn là phối hợp hai cách kích hoạt phản ứng miễn dịch khác nhau, do công nghệ bào chế vaccine khác nhau. Việc kết hợp các loại vaccine có công nghệ phát triển khác nhau có thể “kích hoạt” những khả năng khác nhau của hệ miễn dịch, từ đó bảo vệ cơ thể tốt hơn và tăng khả năng chống lại các biến thể.
Các nghiên cứu gần đây từ một số quốc gia cho thấy tiêm vaccine AstraZeneca ở liều thứ nhất và vaccine Pfizer ở liều thứ hai có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Lượng kháng thể sinh ra tương đương tiêm 2 mũi vaccine Pfizer. Tuy nhiên, việc tiêm kết hợp hai loại này cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ là các phản ứng thông thường nhiều hơn.
Nhiều nước đã thực hiện việc tiêm Vaccine hai loại khác nhau
Hiện nay Hoa Kỳ đã cho phép tiêm Vaccine hai loại khác nhau: giữa vaccine Moderna với vaccine Pfizer trong một số trường hợp đặc biệt, với khoảng cách giữa 2 liều tiêm cách nhau ít nhất là 28 ngày.
Azerbaijan, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Belarus thì lại kết hợp vaccine AstraZeneca và Sputnik V. Trong khi đó, Nga thì lại kết hợp thử nghiệm tiêm vaccine của AstraZeneca và Sputnik V, hoặc Sputnik V và các loại vaccine khác của Trung Quốc.
Các nước như Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Italy, Thụy Điển đã cho phép kết hợp mũi 1 là vaccine AstraZeneca với mũi 2 là một loại vaccine COVID-19 khác; Hàn Quốc kết hợp mũi 1 của AstraZeneca với mũi 2 là Pfizer.
Ở Cuba, nước này cho phép tiêm mũi 1 là vaccine của hãng Sinopharm với mũi 2 là vaccine Soberana Plus.
Tại Thái Lan, nước này đang kết hợp mũi tiêm thứ nhất là vaccine Sinovac và vaccine AstraZeneca là mũi tiêm thứ hai.
Tại Việt Nam, để thực hiện Chiến lược vaccine phòng COVID-19, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vaccine khác nhau như Astra Zeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm. Xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vaccine nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch để phòng chống dịch, trong một thông báo gần đây, Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2. Theo đó, nếu tiêm mũi 1 là vaccine AstraZeneca thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna; nếu tiêm mũi 1 là vaccine Moderna thì có thể tiêm Vaccine hai loại khác nhau bằng vaccine Pfizer và ngược lại.
Dù đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, người được tiêm vaccine vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy comment ngay dưới bài viết này để Dr. Ngọc sẽ nhanh chóng giải đáp giúp các bạn nhé. Video chia sẻ của Dr Ngọc về Tiêm Vaccine hai loại khác nhau liệu có hiệu quả?