3 TÁC DỤNG CỦA CURCUMIN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT LIỆU CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?
Tác dụng của curcumin trong điều trị bệnh gout là gì? – là câu hỏi mà Dr Ngọc nhận được khá nhiều trong vài ngày qua.
Bệnh gút (Gout) là một trong những bệnh lý liên quan đến đau nhức khớp thường gặp. Thường xảy ra do dư thừa một lượng lớn axit uric trong cơ thể tích tụ trong máu và tạo thành các tinh thể urat trong khớp, gây ra viêm và đau nhức. Nhiều người đã tìm đến các loại thuốc để giảm đau và điều trị bệnh gút. Đó chính là sử dụng các loại nghệ.
Nghệ đã được sử dụng trong y học truyền thống của Ấn Độ và Trung Quốc hàng ngàn năm để điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghệ có thể giúp giảm đau và viêm. Tuy nhiên, liệu sử dụng nghệ để điều trị bệnh gút có thật sự hiệu quả không?
Trong bài viết ngày hôm nay Dr Ngọc sẽ cùng mọi người tìm hiểu tác dụng của curcumin trong điều trị bệnh gout. Hãy cùng Dr Ngọc tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của curcumin trong điều trị bệnh gout thông qua bài viết này nhé!
1. BỆNH GOUT LÀ GÌ?
Gút là một loại viêm khớp xuất hiện khi cơ thể thừa axit uric. Khoảng 2/3 axit uric trong máu do cơ thể tạo ra một cách tự nhiên. Phần còn lại được tạo ra do cơ thể phá vỡ chất purin có nhiều ở hải sản, thịt đỏ và rượu.
Chức năng của thận là loại bỏ lượng axit uric trong máu nhưng nếu thận không thực hiện thì sẽ để lại lượng axit uric dư thừa gây tích tụ và hình thành nên các tinh thể trong khớp. Những tinh thể axit uric được gọi là monosodium urate gây ra những cơn đau dữ dội.
Các phương pháp điều trị tại nhà bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), các loại thực phẩm bổ trợ. Một trong những thực phẩm giúp hạn chế những cơn đau đó có thể kể đến như là củ nghệ. Củ nghệ thường được dùng làm gia vị trong các món ăn của người Việt và là phương thuốc chữa bệnh gút được khoa học chứng minh.
2. TÁC DỤNG CỦA CURCUMIN TRONG ĐIỂU TRỊ BỆNH GOUT CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?
2.1 Tác dụng của curcumin trong điều trị bệnh gout có khả năng chống viêm
Curcumin là chất có trong củ nghệ có khả năng kháng viêm, chống nhiễm trùng cực mạnh. Theo nghiên cứu năm 2019 tại Arthritis Research & Therapy, curcumin có thể ức chế được một protein là nhân tố hạt nhân – kappa B (NF – kappa B). NF – kappa B được xem là một nguyên nhân gây viêm.
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tiêm curcumin vào cơ thể chuột. Sau một giờ, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiêm axit uric vào một chân chuột. Kết thúc thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện chất curcumin đã ngăn được NF-kappa B và viêm do dư thừa axit uric.
Trong một nghiên cứu khác vào năm 2013 cũng ghi nhận tác dụng chống viêm của curcumin. Những người bị gút cảm thấy thoải mái sau khi sử dụng flexofytol – một chiết xuất curcumin tinh khiết.
2.2 Giúp giảm các cơn đau
Bằng cách ức chế viêm, curcumin có thể giúp giảm những cơn đau do viêm khớp gây ra. Năm 2018, một nghiên cứu cho sử dụng hoạt chất này trong ba tháng giúp các tình nguyện viên giảm những cơn đau vào buổi sáng một cách hiệu quả.
2.3 Tác dụng của curcumin trong điều trị bệnh gout chứa chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào bị các gốc tự do gây hại. Mất cân bằng các gốc tự do gây căng thẳng oxy hóa gây viêm. Nghệ là một chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm flavonoid, axit ascorbic, polyphenol và curcumin giúp kiểm soát bệnh gút làm giảm căng thẳng oxy hóa gây ra tình trạng viêm khớp trầm trọng.
3. LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG TÁC DỤNG CỦA CURCUMIN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT?
Hiện nay, không có một liều lượng cụ thể dùng nghệ điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, đối với bệnh viêm xương khớp, Tổ chức Viêm khớp khuyên nên uống 400-600 viên nang 3 lần/ngày. Họ cũng khuyên nên dùng 500mg 2 lần/ngày cho bệnh viêm khớp nhẹ.
Củ nghệ là loại củ khá an toàn nhưng cũng không nên dùng nghệ trong một số trường hợp sau:
- Thiếu sắt: Dùng nghệ ở liều cao sẽ phá vỡ sự hấp thụ sắt nên cân nhắc dùng nghệ nếu bạn bị thiếu sắt
- Bệnh túi mật: nghệ khiến các vấn đề về túi mật trở nên tệ hơn
- Sỏi thận: Nếu bạn có tiền sử bị sỏi thận thì không nên dùng nghệ. Vì trong nghệ có nhiều Oxalate có thể liên kết với các khoáng chất trong cơ thể hình thành các viên sỏi
- Mang thai hoặc cho con bú: Do nghệ vẫn còn chưa được chứng minh là an toàn cho các mẹ bầu và cho con bú, vì thế bạn không nên dùng nếu thuộc nhóm này.
- Rối loạn chảy máu: Nghệ có thể làm loãng máu, nếu bạn thuộc nhóm bị rối loạn chảy máu, máu khó đông, bạn không nên sử dụng nghệ.
Thông qua bài viết trên chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về tác dụng của curcumin đối với bệnh chàm rồi đúng không? Mọi người còn câu hỏi nào có thể liên hệ trực tiếp để Dr Ngọc tư vấn nhé!
Hiện nay trên thị trường có hàng trăm loại hoạt chất này cũng như các sản phẩm về hoạt chất này khác nhau. Dr Ngọc khuyên mọi người nên tìm hiểu thật kỹ để tránh tình trạng chúng ta mua nhầm sản phẩm giả hay sản phẩm kém chất lượng nhé! Mọi người còn thắc mắc gì về sản phẩm curcumin có thể nhắn tin trực tiếp tư vấn qua đường link bên dưới nhé!
- Liên hệ với Dr Ngọc:
- Nhắn tin: Dr Ngọc Clinic
- Facebook: Dr Ngọc
- Youtube: Dr Ngọc Official
- TikTok: Dr Ngọc Clinic
- Email hợp tác: drngoclaser@gmail.com