[Hỏi đáp] Nên sử dụng kem chống nắng Vật lý hay Hóa học?

Chào mừng các bạn đến với quá trình hỏi đáp cùng bác sĩ Ngọc ngày hôm nay. Và ngày hôm nay chúng ta có một câu hỏi rất thú vị về sử dụng kem chống nắng. Đây là câu hỏi của bạn Nguyễn Lan: “ bác sĩ ơi khi chúng ta sử dụng kem chống nắng thì nên dùng kem chống nắng Vật lý hay Hóa học”. Và chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.

Tại sao lại gọi là kem chống nắng vật lý và cơ chế bảo vệ da của chúng như thế nào?

Kem chống nắng vật lý là khi chúng ta bôi một lượng kem lên da của chúng ta, khi tia UV chiếu vào chúng sẽ phản xạ ngược lại. Toàn bộ các tia UV đó sẽ quay ngược trở lại và không xâm nhập vào bên trong da chúng ta.

Tìm hiểu về kém chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
Tìm hiểu về kém chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Tại sao lại gọi là kem chống nắng hóa học và cơ chế bảo vệ da của chúng như thế nào?

Là khi chúng ta bôi một lượng kem chống nắng lên bề mặt da và dưới tác động của mặt trời tia UV chiếu vào da. Thì toàn bộ những cái tia UV đó sẽ được kem chống nắng phản ứng lại và chuyển hóa thành một chất khác không gây hại cho da.

Lúc nào chúng ta dùng kem chống nắng vật lý? Lúc nào chúng ta dùng kem chống nắng hóa học?

Chúng còn phụ thuộc vào da của các bạn. Nếu da của các bạn khỏe mạnh thì dùng cái nào cũng được không quan trọng lắm. Nhưng nếu như trường hợp da của các bạn là loại da nhạy cảm thì nên ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý. Vì sao?

Bởi vì khi da của bạn là da nhạy cảm mà lại dùng kem chống nắng hóa học thì quá trình phản ứng trên bề mặt da của chúng ta sẽ gây ra hiện tượng kích ứng da. Vì quá trình phản ứng giữa tia UV và kem sẽ tạo ra nhiệt và gây kích ứng trên bề mặt da. Vì vậy da nhạy cảm nên sử dụng kem chống nắng vật lý thì sẽ tốt hơn.

Phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Có rất nhiều cách giúp chúng ta nhận biết được đâu là kem chống nắng Vật lý hay Hóa học. Chúng ta phải dựa vào những yếu tố sau:

Thành phần của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
Thành phần của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Thành phần

Đối với kem chống nắng vật lý: thành phần chính của nó chính là kẽm oxit và titan oxit. Thì đây chính là thành phần nhận biết được đâu là kem chống nắng vật lý.

Đối với kem chống nắng hóa học: bạn sẽ thấy có rất nhiều các thành phần khác. Ngoài ra hiện nay chúng ta còn có thêm nhiều loại kem chống nắng khác như kem chống nắng phổ rộng. Bao gồm cả kem chống nắng vật lý và hóa học, vì thế có khả năng chống nắng tốt hơn. 

Nhận biết qua màu kem chống nắng

Thường thì kẽm oxit và titan oxit có màu trắng đục như sữa, vì thế khi chúng ta nặn kem ra chúng ta sẽ thấy màu trắng đục thì đó chính là kem chống nắng vật lý. Tuy nhiên, chúng còn một  vấn đề nữa đó là lượng kẽm oxit và titan oxit đó là bao nhiêu, có để chúng ta bảo vệ hay không?

Sử dụng đèn hút

Khi chúng ta sử dụng đèn hút soi lên bề mặt da thì đối với kem chống nắng hóa học chúng ta sẽ nhìn thấy màu tím đen. Còn đối với kem chống nắng vật lý nó sẽ có màu tím trắng nhưng chúng sẽ thiên về trắng nhiều hơn. Vì vậy nếu các bạn có đèn hút để kiểm tra đâu là kem chống nắng hóa học và đâu là kem chống nắng vật lý.

Chỉ số SPF
Chỉ số SPF

Lựa chọn chỉ số SPF trong Nên sử dụng kem chống nắng Vật lý hay Hóa học

SPF là yếu tố để bảo vệ ánh mặt trời. Chúng ta sẽ nhìn thấy các chỉ số SPF 15, 30, 50 70 trên các bao bì sản phẩm. Thì chúng ta nên chọn loại gì? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chỉ số SPF này. 

Người cho rằng SPF càng cao thì thời gian bảo vệ của nó càng lâu và người ta cho rằng 1 SPF tương đương với 15 phút. Tuy nhiên, quan điểm này tôi không đồng tình lắm. Bởi nếu như vậy thì ví dụ như SPF 50 thì có thể bảo vệ chống nắng lên tới 4 – 5 tiếng. Tuy nhiên thực tế thì không phải như vậy. 

Quan điểm thứ 2 đó là SPF càng cao thì sẽ bảo vệ được càng nhiều. Người ta có một phòng thí nghiệm và bôi hết tất cả các loại SPF lên da. Sau đó chiếu trực tiếp tia UV vào và nhận thấy một điều đó là SPF 15 có thể ngăn chặn được 92% tia UV, SPF 30 là 96%, SPF 50 là 98% của lượng tia UV. 

Vì vậy chúng ta nhận thấy rằng SPF càng cao sẽ bảo vệ được càng nhiều trên bề mặt da của chúng ta. Tuy nhiên chưa hẳn là như vậy, khả năng bảo vệ da tránh tia UV của các SPF gần như tương đương nhau. Nhưng các SPF càng cao sẽ có các chất khác pha trộn vào để bảo vệ da tốt hơn. Vì vậy đối với da thường thì nên sử dụng SPF nào cũng được. Còn đối với da nhạy cảm thì nên dùng SPF 30 là phù hợp.

Để hiểu sâu hơi về phương pháp này, bạn cùng Dr Ngọc theo dõi chi tiết trong video dưới đây nhé:

Trên đây là phần trả lời câu hỏi của bạn Nguyễn Lan về: Nên sử dụng kem chống nắng Vật lý hay Hóa học? Hy vọng qua bài viết này bạn có thể lựa chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp với da của mình. Nếu như có bất kỳ câu hỏi hay phân vân nào bạn có thể đặt câu hỏi xuống phía dưới sau đó bác sĩ Ngọc sẽ giải đáp cho các bạn.

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận

  1. […] Chúng ta hiểu được bản chất của phương pháp làm trắng da bằng công nghệ Laser, chúng ta để lấy đi những sắc tố. Và khi chúng đã lấy đi những tế bào sắc tố bảo vệ da của chúng ta rồi mà chúng ta không thực hiện biện pháp chống nắng thì kiểu gì chúng cũng sẽ quay trở lại và lượng sắc tố còn nhiều hơn. Đặc biệt là vùng mặt nếu như chúng ta không che chắn kĩ và sử dụng kem chống nắng. […]

  2. […] nên sử dụng các sản phẩm tẩy trang cuối ngày. Tức là sau khi bôi kem dưỡng, kem chống nắng. Cuối ngày chúng ta nên tẩy trang thì lúc này da sẽ không bị bít tắc nữa và […]