Thói Quen Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Không Cần Dùng Thuốc

Viêm loét dạ dày là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến trong cộng đồng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Nó gây ra những triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Có thể nói vấn đề ăn uống chính là tác nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày.

Vì vậy không ít người băn khoăn bị viêm loét dạ dày thì nên ăn gì. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống đúng cách và khoa học có thể giúp giảm áp lực cho dạ dày và giảm nguy cơ tái phát tình trạng viêm loét dạ dày.

Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ cho mọi người về thói quen kiểm soát căn bệnh này. Hãy cùng Dr Ngọc tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết này nhé!

Mọi người có thể xem thêm bài viết cách lựa chọn thực phẩm ăn uống.

 

1. Rèn luyện và hình thành nên các thói quen tốt trong và sau khi ăn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

thói quen kiểm soát viêm loét dạ dày tá tràng dr ngọc

thói quen kiểm soát viêm loét dạ dày tá tràng dr ngọc

1.1 Các thói quen tốt trong khi ăn

Ăn chậm và nhai thật kỹ: ăn quá nhanh sẽ làm hại đến niêm mạc dạ dày làm tăng gánh nặng và bắt dạ dày làm việc lâu hơn, gây mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày. Vì thức ăn lúc này vẫn còn đang ở dạng thô chưa được tiêu hóa đủ ở khoang miệng. Do đó, nên tạo cho mình thói quen ăn chậm, và nhai kỹ nhằm tăng việc tiết nước bọt và thức ăn đã được nghiền nát nhằm phục vụ tốt cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Hạn chế ăn những đồ ăn quá đặc hoặc quá loãng: vì điều này cũng gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa ở dạ dày. Thức quá lỏng các men tiêu hóa trong dạ dày bị pha loãng tiêu hóa sẽ trở nên kém đi ngược lại thức ăn quá đặc khiến các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn. Thức ăn được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100-200ml nước

Ăn đúng giờ: việc ăn uống không đúng giờ sẽ làm cho viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Khi ăn uống đúng giờ, dạ dày sẽ theo thói quen và cứ đến khoảng thời gian đó là tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Vì thế nếu thời gian ăn uống không cố định lúc này lượng acid mà dạ dày đã tiết ra để tiêu hóa thức ăn, nhưng không có thức ăn được nạp vào sẽ gây ra những tác hại không tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Không làm việc khác khi đang ăn: Khi ăn, công việc chính của cơ thể là tiêu hóa, do đó, tại các cơ quan tiêu hóa máu sẽ được tập trung một lượng lớn. Nếu lúc đó não vừa làm một việc khác thì máu sẽ bị chia sẻ, khiến quá trình tiêu hóa bị kéo dài dẫn đến khó tiêu hóa.

Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Nếu thức ăn quá lạnh, dạ dày sẽ co bóp mạnh hơn, còn thức ăn quá nóng lại gây xung huyết niêm mạc. Vì vậy, nhiệt độ thích hợp nhất để giúp thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là khoảng 40-50°C.

Ăn vừa đủ không ăn quá no, đặc biệt là bữa tối: Ăn quá no có thể gây áp lực đáng kể cho dạ dày. Đặc biệt, nếu ăn no vào bữa tối và đi ngủ ngay sau đó, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa và dễ bị vi khuẩn phân hủy thành các độc tố gây kích ứng đến dạ dày.

 

1.2 Các thói quen tốt sau khi ăn

Không nên tắm sau khi ăn: Khi tắm, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, dẫn đến sự giãn nở của các mạch máu ngoài da và tăng lưu lượng máu đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể để điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, quá trình này có thể làm giảm lượng máu đến hệ thống tiêu hóa, gây ra khó khăn trong quá trình tiêu hóa và làm tăng nguy cơ bị căn bệnh này.

Không nên uống nhiều nước sau khi ăn: chỉ nên uống một lượng vừa phải sau khi ăn vì khi uống quá nhiều nước sẽ làm tăng áp lực lên đường tiêu hóa làm cho dạ dày khó tiêu hóa được thức ăn. Nước quá lạnh cũng làm chậm đến quá trình tiêu hóa.

Không nên làm việc/vận động hoặc tập thể thao ngay: ngay khi vừa ăn xong không nên làm việc hay vận động thể thao ngay. Vì máu và oxy lúc này cần tập trung về dạ dày để tiêu hóa khi bạn bắt đầu tập luyện, cơ thể sẽ ưu tiên chuyển máu và oxy đến cơ làm cho quá trình tiêu hóa trở nên chậm và gây ra các rối loạn. Nên để cơ thể có thời gian nghỉ để tiêu hóa thức ăn và sau đó hãy tập thể dục. Tốt nhất là trước và sau ăn 2 tiếng.

Không nên nằm hoặc ngủ sau khi ăn: sẽ khiến cho việc tiêu hóa bị gián đoạn dẫn đến các triệu chứng như ợ chua, khó tiêu, buồn nôn, phình bụng… Vì sau khi ăn, máu và các cơ quan tiêu hóa đang tiến hành phân hủy, hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng khi cơ thể nghỉ ngơi (nằm hoặc ngủ) sẽ khiến các hoạt động này dừng lại và thức ăn không được tiêu hóa tiếp.

Không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn bữa chính: Ăn trái cây ngay sau khi ăn khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn nữa và sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày hơn nhưng vẫn có nhiều người lại có thói quen này.

Nên nghỉ ngơi và thư giãn sau khi ăn: bệnh nhân viêm loét dạ dày nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút, không nên làm việc nặng, đọc sách báo hoặc suy nghĩ nhiều sau khi ăn. Vì sau khi ăn no dạ dày cần thực hiện chức năng co bóp, nhào nặn để tiêu hoá thức ăn Nếu hoạt động thể lực hoặc trí não ngay sau khi ăn nhất là lao động nặng, máu trong cơ thể sẽ phải dồn cho các hoạt động khác. Do đó, thức ăn sẽ không được tiêu hóa tốt.

Nên thực hiện mát xa bụng: Việc thực hiện các động tác mát xa lên vùng bụng sẽ giúp kích thích sẽ kích thích hoạt động co bóp và khả năng tiết dịch tiêu hóa của mật, gan, lá lách giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

 

2. Cách nấu ăn đúng và phù hợp cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

Thức ăn nên được xay nhỏ và nghiền nát:  giúp dạ dày giảm lực co bóp và việc tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có hiện tượng chán ăn, do đó thường xuyên thay đổi món ăn để tăng cảm giác lạ miệng, thèm ăn.

Chế biến thức ăn ở dạng xào và luộc, không ăn đồ ăn chiên rán: các cách chế biến như nướng, luộc và hấp là một số phương pháp nấu ăn ít gây ra tình trạng kích ứng ở dạ dày.

Không dùng các gia vị cay, nóng cho các món ăn: Các gia vị cay nóng như tiêu ớt thì không nên sử dụng mà thay vào đó mọi người có thể sử dụng hành tỏi để tăng thêm hương vị cho món ăn tuy nhiên số lượng phải cần hợp lý không được quá nhiều. Ngoài ra trong các gói sốt đóng gói có chứa nhiều gia vị và thảo mộc nên kiểm tra thành phần trước khi sử dụng. Ngay cả những lựa chọn tương đối cơ bản như tiêu đen và tỏi cũng có thể gây kích ứng viêm dạ dày.

thói quen kiểm soát viêm loét dạ dày tá tràng dr ngọc

thói quen kiểm soát viêm loét dạ dày tá tràng dr ngọc

3. Điều chỉnh và phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày

Thay vì ăn 3 bữa lớn trong ngày thì đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày nên xen kẽ thêm khoảng từ 5- 6 bữa ăn nhỏ trong ngày. Vì khi ăn các bữa với số lượng ít và chia nhỏ có thể giúp dạ dày mau lành bằng cách giảm cách giảm tác động của axit dạ dày khi ăn ít hơn trong mỗi bữa ăn. Nên thêm một vài món ăn nhẹ lành mạnh trong cả ngày.

Ăn uống đúng giờ, định lượng chính xác sẽ tạo nên nhịp sinh học cho cơ thể, từ đó hình thành nên phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Việc duy trì các bữa ăn trong ngày vào những khung giờ cố định có thể cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân viêm loét.

 

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

Chuyên Mục:
Bài viết mới: