20 CÂU HỎI VỀ TIÊM VẮC-XIN THƯỜNG GẶP NHẤT

Vì sao cần tiêm vắc-xin? – Khi nào nên và khi nào không nên tiêm vắc-xin Covid-19? – Độ tuổi nào thì nên tiêm Vắc-xin?….

Đó là tất cả những thắc mắc thường gặp nhất, hôm nay Dr Ngọc sẽ tổng hợp lại những kiến thức về vắc-xin được chia sẻ từ BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần Kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, Chuyên gia về dịch tể cho các bạn nắm rõ hơn nhé.

Dr Ngoc 07062021 Website Vaccine 03
THẮC MẮC THƯỜNG GẶP KHI TIÊM VACCINE

I Vắc-xin là gì?

  • Vắc-xin hay còn được gọi là Vaccine.
  • Vắc-xin là phương pháp ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do dịch bệnh hiện nay. Vaccine sinh ra kháng thể giúp cơ thể chống chọi lại với dịch bệnh.
20 CÂU HỎI VỀ TIÊM VẮC-XIN THƯỜNG GẶP NHẤT
VACCINE LÀ GÌ?

II Tiêm Vắc-xin nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Tất cả các loại vắc xin đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Điều này có nghĩa là Vaccine đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào cả.

III Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm Vắc-xin?

Khám sàng lọc trước khi tiêm Vaccine là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho người được tiêm Vắc-xin alf có được tiêm hay không? Vì vậy người đi tiêm Vắc-xin cần hợp tác với bác sĩ để đảm bảo việc tiêm chủng hiệu quả.

IV Người có thể trạng yếu thì có tiêm Vắc-xin được hay không?

  • Vẫn tiêm được nhé.
  • Nguyên nhân khi các bạn bị hành sốt nhiều, hay hành sốt ít sau khi chúng ta tiêm Vaccine thì vấn đề thể trạng khỏe yếu không phải là nguyên nhân tiêm chủng dẫn đến. Những người có thể trạng bình thường, tốt thì cũng bị hành sốt như thường nhé.

V Người đang có bệnh nền thì có nên đi tiêm Vắc-xin không?

  • Người mắc bệnh nền vẫn tiêm được.
  • Bởi vì Vắc-xin không làm ảnh hưởng đến bệnh nền. Người đang mắc bệnh nền thì lại càng nên tiêm phòng vì người mắc bệnh nền mà trở thành F0 thì rất dễ để lại biến chứng nặng. Nếu bệnh ổn định thì nên tiêm nhé. Nhưng trước khi tiêm phòng thì nên khai báo với nhân viên y tế, để được họ hướng dẫn kĩ hơn nhé.

VI Bệnh nền nào cần khai trước khi tiêm Vắc-xin?

Một số loại bệnh nền thường gặp cần khai báo trước khi tiêm Vaccine như: bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, viêm gan B, viêm gan C, thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình, thiếu g6pd….

VII Người cao tuổi thì có nên đi tiêm Vắc-xin không?

Vì khả năng mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi. Dr Ngọc khuyên những người từ 65 tuổi trở lên nên tiêm Vaccine nhé. Không có chuyện người lớn tuổi tiêm vào thì sẽ bị hành nhiều hơn so với người trung niên đâu nhé. Mà người lớn tuổi có thể sẽ ít bị hành hơn.

VII Người đang sử dụng thuốc thì có nên đi tiêm Vắc-xin không?

  • Vẫn tiêm được bình thường
  • Hiện tại thì rất hiếm các loại thuốc đang sử dụng ảnh hưởng đến chích Vắc-xin, tiêm xong thì vẫn uống thuốc được nhé. Nhưng trước khi tiêm bạn nên khai báo rõ ràng với nhân viên y tế, họ sẽ tư vấn và theo dõi bạn sau khi tiêm chủng nhé.

IX Đối tượng nào không nên tiêm Vắc-xin?

Đối tượng không nên tiêm là những người dị ứng phản ứng phản vệ mức độ 2 với tất cả các thứ: thức ăn, thuốc,… – là phản ứng dị ứng cấp tính, có khả năng đe dọa đến tính mạng.

20 CÂU HỎI VỀ TIÊM VẮC-XIN THƯỜNG GẶP NHẤT
ĐỐI TƯỢNG NÀO KHÔNG NÊN TIÊM?

X Phụ nữ đang cho con bú thì có nên tiêm Vắc-xin không?

  • Có nhé
  • Phụ nữ sau sinh và bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm Vaccine. Tiêm chủng an toàn cho cả mẹ lẫn bé. Vì vậy mà bạn không cần phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm . Nước ngoài tiêm xong vẫn cho con bú “phà phà’ nhé.

XI Phụ nữ đang mang thai có nên tiêm Vắc-xin không?

  • Mang thai khiến cho các mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nhưng hiện tại thì ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc-xin trong thời kỳ mang thai.
  • Phụ nữ mang thai có thể được tiêm nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do Vắc-xin.

XII Bệnh nhân ung thử có thể tiêm Vắc-xin được không?

  • Những người mắc bệnh ung thư thường có hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng. Do đó nguy cơ mắc khá cao. Nhưng những những đang bị ung thư giai đoạn cuối thì không nên tiêm Vắc-xin. Còn những người đã chữa ổn định thì có thể tiêm bình thường nhé.
  • Ngoài ra những ai mắc bệnh ung thư xơ gan giai đoạn cuối cũng không nên tiêm phòng Vắc-xin đâu nhé.

XIII Những ai KHOAN nên tiêm Vắc-xin?

  • Trẻ em dưới 18 tuổi mắc bệnh thường không triệu chứng hoặc bệnh nhẹ hơn người lớn. Và hiện tại bây giờ chích cho người lớn trước nhé. Vì kháng thể trẻ em mạnh hơn của người lớn.
  • Những người đang mắc bệnh cấp tính. Bởi bệnh cấp tính khởi phát đột ngột và mức độ nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim cấp tính. Nên những người này nên khoan hẵng tiêm Vắc-xin nhé.
  • Đang uống thuốc ức chế miễn dịch – Việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng ức chế hoạt động của bạch cầu Lympho B (mycophenolat, ritũimab). Nếu như bạn ngưng thuốc ức chế miễn dịch 14 ngày ròi thì hẵng tiêm Vắc-xin sau nhé.

XIV Trước khi tiêm Vắc-xin chúng ta nên làm gì?

  • Việc đầu tiên các bạn cần làm đó chính là bình tĩnh, bình tĩnh và bình tĩnh. Không “đi dạo” trên mạng đọc tin tức lung tung về Vắc-xin. Tiêm Vắc-xin chính là cơ hội tốt không được bỏ qua đâu nhé.
  • Không nên uống cà phê nhiều. Vì khí chúng ta đi khám sàng lọc thì lúc ấy mạch của chúng ta sẽ đập nhanh, tim đập nhanh thình thịch, thình thịch thì có thể gây hiểu nhầm là chúng ta mắc bệnh tim và không được chính nhé.

XV Nếu bị hoãn cơ hội tiêm Vắc-xin vì cao huyết áp lúc khám sàn lọc thì chúng ta nên làm gì?

Dr Ngọc khuyên bạn rằng từ bây giờ nên luôn luôn theo dõi huyết áp của mình vì nhiều khi bản thân bị mà mình không hề hay biết. Nếu như bị thì bạn nên đến bác sĩ để khám nhé. Vì khi tiêm chủng thì bạn phải ngưng uống thuốc huyết áp, ngưng thì huyết áp lại tăng cao. Vì vậy nhân viên y tế sẽ từ chối bạn tiêm vắc-xin đấy. Và không nên ăn mặc hay suy nghĩ, lo lắng quá nhiều nhé.

XVI Khi bạn đến nơi tiêm Vắc-xin sẽ có 30 phút trước khi tiêm. Vậy khi đó thì bạn nên làm gì?

  • Luôn luôn giữ khoảng cách an toàn cho bản thân mình lẫn những người trong cộng đồng.
  • Không bàn bạc với nhau về chuyện hành sốt sau khi tiêm Vắc-xin.
  • Thư giãn, tinh thần luôn luôn thoải mái và vui vẻ.
  • Khi đột nhiên bạn bị triệu chứng mệt, tức ngực, khó thở, choáng, chóng mặt, đau bụng nhiều thì nên báo ngay lại với nhân viên y tế gần nhất (Nhưng trường hợp này của bạn thì lại rất hiếm khi xảy ra lắm)

XVII Sau khi tiêm Vắc-xin thì sẽ theo dõi thế nào?

Trẻ em và người lớn đều cần được theo dõi tối thiểu 30 phút cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như nôn, ói, thở nhanh, thở khò khè, da mẩn đỏ,…cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

XVIII Sau khi tiêm Vắc-xin xong thì bạn về nhà làm gì?

Sau khi bị chích sẽ bị hành ngay hoặc tùy người và có nhiều kiểu hành sốt khác nhau. Chẳng hạn: 6 tiếng đầu phơi phới vui vẻ, còn chạy tung tăng được. Nhưng 6 tiếng sau thì lại nằm ì một chỗ và hành sốt không đi nổi.

XIX Kiểu người thường gặp nhất sau khi tiêm Vắc-xin

  • Sốt nhẹ
  • Cảm thấy uể oải
  • Đêm đầu sẽ khó ngủ
  • Đau đầu một chút
  • 24 ~ 48 tiếng sau sẽ hết triệu chứng trên.

=> Đa số nhóm này sẽ đi làm bình thường.

XX Kiểu người hiếm gặp nhất sau khi tiêm Vắc-xin

  • Sốt cao.
  • Sốt run cầm cập.
  • Đau nhức mình kinh khủng.
  • Uống thuốc hạ sốt không thuyên giảm.
  • Tay, chân quá mệt mỏi và không cử động nổi.

=> Nhưng không sau đâu nhé. Ráng khoảng 24 ~ 48 tiếng sau cũng sẽ hết. Cao lắm là 72 tiếng (nhưng trường hợp này thì hiếm xảy ra)

Nguồn: Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng thế này, Hãy giữ an toàn tuyệt đối cho bản thân và cộng động nhé! Hãy thật bình khi được tiêm Vắc-xin. Và Nhớ 20 điều thường gặp nhất về việc tiêm Vắc-xin nhé!

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận

  1. […] 20 CÂU HỎI VỀ TIÊM VẮC-XIN THƯỜNG GẶP NHẤT 07/25/2021 […]

  2. 19114471adff6dec5602fe67530c1622?s=54&d=mm&r=g
    Hoàng Dung 09/21/2021 at 7:27 Chiều - Reply

    1 người bị hở van tim 1/4.nghi ngờ tan máu bẩm sinh. Tụt canxi thì có đc tiêm vacc 19 k ạ. Đã đc tiêm mũi 1. Mong bác sĩ giúp vì k đc tiêm mũi 2.