Bệnh viêm loét dạ dày: Tầm quan trọng của chế độ ăn uống phù hợp

Bệnh viêm loét dạ dày thường gặp ở độ tuổi 30 – 50 tuổi. Nếu không chữa trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về loại bệnh này, mời bạn cùng DR Ngọc tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bệnh viêm loét dạ dày là gì? 

Bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng và lâu dần tạo ra các vết loét trong niêm mạc dạ dày. Có 2 loại là viêm loét dạ dày là cấp tính và mãn tính:

  • Viêm loét dạ dày cấp tính: là những biểu hiện sưng, viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày, các cơn đau thường xuất hiện đột ngột và theo từng đợt ngắn.
  • Viêm loét dạ dày mãn tính: là hiện tượng axit dạ dày bị nhiễm trùng, ở giai đoạn này các tổn thương đã bị lan rộng, có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết, thủng, ung thư dạ dày, viêm teo, viêm nhiễm các cơ quan lân cận,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày

Những dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày rất đa dạng.Triệu chứng phổ biến nhất là nóng rát, cồn cào và đau ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Các cơn đau sẽ đến dữ dội khi dạ dày trống, không có thức ăn và kéo dài trong thời gian từ vài phút đến vài giờ tùy vào mức độ của bệnh.

Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hai nguyên nhân chính là: 

benh-viem-loet-da-day

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter. pylori (vi khuẩn HP)

Khuẩn HP được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày, chúng xâm nhập và sinh sống, phát triển tại lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Bình thường, khuẩn HP không gây ra vấn đề gì, nhưng khi nó hoạt động sẽ tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây kích ứng, viêm lớp bên trong của dạ dày và gây ra loét.

Sử dụng lâu dài những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac… Sẽ khiến dạ dày bị tổn thương. Các loại thuốc này gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị viêm loét.

Một số các yếu tố nguy cơ khác như: 

  • Chế độ ăn, uống không hợp lý: Ăn uống không đúng giờ giấc, hay bỏ bữa, ăn đêm, ăn nhanh và không nhai kĩ, vừa ăn vừa làm việc khác. Sử dụng nhiều thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn và một số thực phẩm sống. Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chua, thiếu đạm, thiếu vitamin…
  • Sử dụng chất kích thích, thức uống có cồn: Hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu bia có thể dẫn đến viêm và làm tăng nguy cơ phát triển vết loét.
  • Stress: Những người thường xuyên lo lắng và căng thẳng quá mức có tỉ lệ viêm loét dạ dày cao hơn những người bình thường khác. Bởi căng thẳng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng thêm sự rối loạn của quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của dạ dày, tăng nguy cơ hình thành vết loét.

Cùng Dr Ngọc tìm hiểu những thực phẩm phù hợp cho người bệnh viêm loét dạ dày

benh-viem-loet-da-day

Thực phẩm cho người bị viêm loét dạ dày

Thực phẩm nên ăn

  • Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày, giảm đau hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp thì sẽ dễ hấp thu vào cơ thể hơn).
  • Thực phẩm ít mùi vị như: cơm mềm, bánh mì, cháo, khoai củ,… Cũng giúp hạn chế sự co bóp và tăng tiết dịch vị của dạ dày giúp quá trình phục hồi hiệu quả hơn. 
  • Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít). Có thể trộn cùng rau quả đảm bảo để giúp người bệnh dễ ăn hơn.
  • Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong: là bài thuốc đông y trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
  • Những thực phẩm ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie,… Cần được tăng cường trong khẩu phần để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém.
  • Các loại rau như bông cải xanh, súp lơ trắng, đậu bắp được nghiên cứu là có chất chống oxy hóa có khả năng ức chế sự phát triển của H.pylori và giảm viêm dạ dày và ngăn hình thành vết loét.
  • Nước trái cây cũng giúp ích trong việc ngừa viêm như nước dừa, nước ép táo,…

Thực phẩm không nên ăn

  • Thực phẩm có nhiều mùi vị, chất thơm như: thịt quay, rán, nướng, thịt – cá ướp muối và thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Dăm bong, lạp xường, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
  • Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ);.
  • Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… các loại nước ngọt, nước trái cây có ga.…
  • Đặc biệt thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây… Và một số các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng,…

Một số lưu ý quan trọng cho người bị bệnh viêm loét dạ dày:

  • Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
  • Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, … để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
  • Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa -hấp thu.
  • Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.

Bài viết này nhằm giúp bạn hiểu được chế độ ăn uống hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, ngăn ngừa cơn đau và cải thiện tình trạng tiêu hoá, dinh dưỡng cho người bệnh. 

Do đó bên cạnh việc tuân thủ điều trị, bạn cần phải có kế hoạch ăn uống phù hợp trong mỗi bữa ăn để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Liên hệ với Dr Ngọc:

 

Chuyên Mục:
Bài viết mới: