BỆNH CAO HUYẾT ÁP nên thực hiện 5 thói quen này buổi sáng | Dr Ngọc
Bệnh cao huyết áp có thể gây cứng và dày lên các động mạch (xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ…
Trong bài viết hôm nay Dr Ngọc sẽ chia sẻ với mọi người về vấn đề bệnh cao huyết áp nên thực hiện 4 thói quen này vào buổi sáng. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết hôm nay nhé!
Buổi sáng là thời điểm dễ xảy ra các biến cố sức khỏe liên quan đến tim mạch như đau tim, huyết áp cao và đột quỵ. Duy trì các thói quen tốt có thể giúp người bệnh tăng huyết áp kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả.
Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao dễ làm cơ thể mất nước nhiều, dẫn đến tình trạng máu cô đặc. Thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa phòng điều hòa và thời tiết nắng nóng cũng dễ gây co mạch, làm tăng HA.
Dưới đây là một số thói quen buổi sáng giúp người bệnh kiểm soát HA hiệu quả
1. Người bệnh cao huyết áp không nên bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng có thể làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể. Đối với người bệnh tăng HS, duy trì thói quen ăn sáng là rất quan trọng. Người bệnh nên ăn sáng đầy đủ với các loại thực phẩm lành mạnh như các loại hạt giàu Omega-3: quả phỉ, hạnh nhân, óc chó; salad trái cây và các loại rau, đều có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp. Đồng thời, cần hạn chế bữa sáng nhiều đường hoặc các đồ ăn nhiều muối.
Người bệnh tăng HA nên lưu ý rằng tiêu thụ đường trong bữa sáng, đặc biệt là đường mía, không có lợi. Việc tiêu thụ quá nhiều đường mía sẽ ảnh hưởng đến các hoạt chất giúp ổn định HA như hormone aldosterone và nội mô peptide.
Do đó, thay vì tiêu thụ đường mía, người bệnh nên lựa chọn các loại đường có trong hoa quả và trái cây để hạn chế tình trạng HA tăng.
2. Hạn chế việc tiêu thụ caffein vào cơ thể của mình
Nhiều người thường có thói quen uống trà hoặc cà phê vào buổi sáng để tỉnh táo và sảng khoái tinh thần. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, việc uống cà phê vào buổi sáng có thể làm huyết áp tăng cao, đặc biệt khi tiêu thụ quá mức.
Nạp quá nhiều caffein khiến tuyến thượng thận tiết ra nhiều adrenaline hơn bình thường, một hoạt chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm, làm tim đập nhanh và tăng HA. Caffein cũng liên quan đến nồng độ hormone cortisol (gây căng thẳng) trong cơ thể.
Vì vậy, người bệnh tăng HA nên chọn loại cà phê không chứa caffein (đã loại bỏ 97% caffein) và tránh uống cà phê vào sáng sớm.
3. Đo huyết áp khi vừa mới ngủ dậy
Người bệnh tăng huyết áp cần đo HA hàng ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe và đảm bảo HA đạt mục tiêu. Việc đo HA nên được thực hiện vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường và 1 giờ sau khi uống thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiểm tra HA bất kỳ lúc nào cảm thấy có triệu chứng bất thường như đau đầu hay chóng mặt.
4. Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể của bản thân một cách đột ngột
Người bệnh tăng HA nên tránh để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vào mùa hè, nhiệt độ cao có thể làm giãn mạch máu và hạ huyết áp. Buổi sáng khi thức dậy, cần tránh tiếp xúc ngay với nhiệt độ khác biệt lớn, vì điều này có thể gây co mạch đột ngột, dẫn đến tăng HA hoặc nguy cơ đột quỵ.
5. Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày
Duy trì các hoạt động thể chất đều đặn là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát HA. Tập luyện vào buổi sáng là một thói quen tốt đối với người bệnh tăng huyết áp. Các hoạt động như chạy bộ, đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội được khuyến khích với mức độ vừa phải phù hợp với sức khỏe cá nhân. Nên tập luyện đều đặn ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút.
Ngoài ra, người bệnh tăng HA cần đảm bảo uống đủ nước và hạn chế tiêu thụ rượu, bia, và thuốc lá. Khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
MỘT SỐ LƯU Ý CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC NGƯỜI BỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP
Việc đầu tiên trong việc chăm sóc người bệnh tăng HA là duy trì một lối sống khoa học và lành mạnh. Lối sống này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị HA, đồng thời giúp trì hoãn và giảm nhu cầu sử dụng thuốc.
Để kiểm soát huyết áp, người bệnh nên tăng cường hoạt động thể lực phù hợp. Thực hiện các bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga trong ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp từ 5 đến 8 mmHg. Việc duy trì luyện tập đều đặn là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa việc huyết áp tăng trở lại sau khi đã kiểm soát được.
Đồng thời, việc giảm cân và duy trì cân nặng ở mức ổn định cũng rất quan trọng. Tình trạng thừa cân béo phì thường đi đôi với tăng huyết áp, và việc giảm cân có thể giúp kiểm soát HA. Mỗi kg cân nặng giảm có thể giảm khoảng 1 mmHg chỉ số HA.
Bỏ thói quen hút thuốc lá cũng là một bước quan trọng. Thuốc lá không chỉ gây tăng HA mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngừng hút thuốc lá sẽ giúp huyết áp trở lại mức bình thường và giảm nguy cơ các biến chứng.
Để giảm tình trạng căng thẳng, người bệnh cần tập trung vào việc nghỉ ngơi và thư giãn. Căng thẳng là một nguyên nhân chính gây tăng huyết áp, và việc thư giãn có thể giúp giảm tình trạng này.
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng là một biện pháp quan trọng. Việc giảm một lượng nhỏ muối có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm chỉ số HA từ 5 đến 6 mmHg. Để làm được điều này, người bệnh cần chú ý đến lượng muối trong các sản phẩm thực phẩm và hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn.
Cuối cùng, việc tự theo dõi HA tại nhà theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay để được điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Liên hệ với Dr Ngọc:
- Nhắn tin: http://m.me/drngoclaser
- Blog: https://drngoc.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/drngoclaser/…
- Email hợp tác: drngoclaser@gmail.com