3 DẤU HIỆU THIẾU MÁU MÀ BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Thiếu máu là bệnh lý phổ biến dễ gặp phải trong hiện tại. Tình trạng thiếu máu do cơ thể không nhận được đủ chất, thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hằng ngày.Bệnh lý nhẹ thì thường sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, khi bạn thấy cơ thể có các triệu chứng như thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, chóng mặt, không đủ sức để vận động hay làm những công việc hàng ngày, da nhợt nhạt xanh xao…

Và đó là tình trạng bệnh lý của bạn  đã trở nên nặng hơn và bệnh đã ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe.Trong bài viết này Dr.Ngọc sẽ chia sẻ cho các bạn biết những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc bệnh lý này và cần điều trị gấp!

Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết ngày hôm nay để hiểu rõ về vấn đề này nhé!

1. Bệnh thiếu máu là gì?

3 nhóm dấu hiệu bệnh thiếu máu

3 nhóm dấu hiệu bệnh thiếu máu

Trong máu có 3 tế bào chính là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Bạch cầu giúp tiêu diệt các vi khuẩn – virus hay còn gọi là hệ thống tế bào miễn dịch. Tiểu cầu tiết vàng giúp làm đông máu mau lành vết thương. còn hồng cầu vai trò chính là vận chuyển máu trong cơ thể.

Tình trạng thiếu máu là do số lượng các tế bào hồng cầu (RBCs) thấp hoặc nồng độ Hemoglobin thấp trong cơ thể. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt giúp máu có màu đỏ  liên kết với oxy vận chuyển từ phổi đến các tế bào và bộ phận của cơ thể.

Nếu số lượng tế bào hồng cầu có trong cơ thể không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển oxy đến các mô cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu.

2. Các nhóm dấu hiệu thiếu máu

3 nhóm dấu hiệu bệnh thiếu máu

3 nhóm dấu hiệu bệnh thiếu máu

Để phát hiện chính xác tình trạng thiếu máu, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm do bác sĩ chỉ định. Phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn và phòng tránh các biến chứng tốt hơn. Chính vì thế, nếu phát hiện một số dấu hiệu nhận biết thiếu máu dưới đây, bạn cần đi khám kịp thời. Có 3 nhóm dấu hiệu :

2.1 Dấu hiệu 1 bệnh thiếu máu:

Triệu chứng ở da – niêm mạc nhợt nhạt

Trong hồng cầu có chứa sắt và Hemoglobin tạo ra màu đỏ của máu khi lượng hồng cầu thấp dẫn đến màu đỏ của máu bị nhạt đi

Dấu hiệu này sẽ dễ nhận thấy nhất ở các vị trí : Niêm mạc mắt. Niêm mạc trong miệng. ở trên da dễ thấy nhất đó chính là lòng bàn tay và bàn chân màu ở những vị trí này sẽ nhợt nhạt hơn so với người bình thường. Ngoài ra khi bị thiếu máu nhiệt độ ở lòng bàn tay bàn chân sẽ bị lạnh hơn.

2.2 Dấu hiệu 2 bệnh thiếu máu:

Năng lượng cung cấp thiếu

Khi lượng hồng cầu giảm quá trình vận chuyển oxy trong máu trở nên suy yếu khiến cơ thể không có oxy hô hấp tạo ra năng lượng cho các tế bào làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Giảm lượng máu cung cấp lên đến não gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai đặc biệt các triệu chứng này thể hiện rõ hơn khi chúng ta thay đổi tư thế đứng lên hay ngồi xuống.

2.3 Dấu hiệu 3 bệnh thiếu máu:

Nhịp tim, nhịp phổi tăng lên

Khi cơ thể rơi vào trạng thái thiếu máu  nhu cầu oxy trong máu tăng cao lúc này bắt buộc cơ thể phải đáp ứng nhiều hơn làm cho tim hoạt động nhanh dẫn đến nhịp tim và nhịp phổi tăng lên . Người bị thiếu máu chỉ vận động nhẹ nhàng như leo cầu thang hay đi bộ cũng khiến thở gấp, nhịp tim tăng lên rất nhiều so với người bình thường.Các nhóm triệu chứng liên quan đến nhịp tim, nhịp thở, cảm giác đánh trống ngực hay hồi hộp.

 

3. Những biến chứng nặng của bệnh thiếu máu:

3 nhóm dấu hiệu bệnh thiếu máu

3 nhóm dấu hiệu bệnh thiếu máu

Nếu thiếu máu nhẹ thì các bạn không cần phải quá lo ngại. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu bạn điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là tăng cường đủ sắt và vitamin cần thiết. Nhưng đối với các trường hợp thiếu máu do bệnh lý, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh thiếu máu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chẳng hạn như:

  • Cơ thể suy nhược nghiêm trọng: Người bệnh thường xuyên bị mệt mỏi, uể oải ngay cả khi làm những công việc bình thường trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Gây ra những bất thường về tim: Thiếu máu dẫn tới rối loạn nhịp tim khiến tim phải bơm máu nhiều hơn và nếu không can thiệp kịp thời rất dễ xảy ra suy tim, vô cùng nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của phụ nữ khi mang thai. Đặc biệt, bị thiếu máu trong thai kỳ, rất dễ xảy ra tình trạng sinh non.
  • Nguy cơ tử vong cao: Những trường hợp thiếu máu di truyền nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, khiến cơ thể thiếu một lượng máu lớn, khi kéo dài sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Chính vì những lý do trên, khi phát hiện dấu hiệu nhận biết thiếu máu chúng ta cần đi khám sớm để phòng ngừa biến chứng. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là sắt để cải thiện sức khỏe.

Video Dr Ngọc chia sẻ về 3 nhóm dấu hiệu bệnh thiếu máu

 

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận