3 BÍ MẬT GIÚP HẠN CHẾ LOÃNG XƯƠNG SAU 30 TUỔI

Loãng xương là bệnh phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi. Hiện nay, người trẻ ngoài 30 tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương sau 30 tuổi.

Trong cơ thể luôn diễn ra song song hai quá trình chính là quá trình hủy xương và quá trình tạo xương. Khi còn trẻ thì quá trình tạo xương sẽ lớn hơn quá trình mất xương làm xương đặc và chắc hơn.

Vì thế xương sẽ có giai đoạn phát triển như parabol. Tuy nhiên ở độ tuổi 30 sẽ là đỉnh điểm, hai quá trình sẽ được cân bằng và sau độ tuổi 30 quá trình loãng xương sẽ lớn hơn quá trình tạo xương lúc này xương sẽ trở nên mỏng xốp hơn. Ở giai đoạn này khi có bất kỳ những tác động từ bên ngoài, trọng lượng hay đơn giản là ngã thì nguy cơ bị gãy xương sẽ cao hơn rất nhiều.

Thống kê chỉ ra rằng những người phụ nữ sau mãn kinh tỷ lệ loãng xương hông từ 600 trên 100.000 người mỗi năm còn tỷ lệ gãy cột sống từ 1400 trên 100.000 người.

Vậy làm sao để tránh tình trạng loãng xương? Dr Ngọc sẽ chia sẻ 3 bí mật giúp hạn chế tình trạng loãng xương sau 30 tuổi cho mọi người cùng biết. Hãy cùng Dr Ngọc theo dõi hết bài viết ngày hôm nay nhé!

 

1. BÍ MẬT HẠN CHẾ LOÃNG XƯƠNG SAU 30 TUỔI SỐ 1

3 bí mật hạn chế loãng xương

3 bí mật hạn chế loãng xương

Mục đích chính ở đây chính là làm sao đảm bảo để xương đạt ở đỉnh cao nhất có thể và việc này cần phải dự phòng ngay từ lúc còn trẻ. Để tạo ra được đỉnh cao nhất quá trình tổng hợp xương được lấy từ Vitamin D và Canxi.

Trong quá trình này Canxi là mấu chốt nhưng phải có Vitamin D thì mới có khả năng hấp thụ. Bởi thế khuyến cáo hàm lượng Canxi từ 1000 – 1200mg mỗi ngày và Vitamin D 600 – 800 IU mỗi ngày là hàm lượng cần thiết.

Tuy nhiên đối với trẻ em trong các thực phẩm ăn uống hằng ngày thông thường đã có đủ hàm lượng cần thiết. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng việc bổ sung hay không bổ sung Canxi – Vitamin D cho trẻ thì cũng không có bất kỳ sự khác biệt nào ngoại trừ một số trường hợp không hấp thụ được Canxi hoặc những trẻ đang sử dụng thuốc làm hủy cốt bào đặc biệt là nhóm thuốc Corticoid thì mới cần bổ sung nhiều hơn.

Tập thể dục thể thao sẽ giúp làm tăng quá trình tổng hợp xương diễn ra nhanh hơn do trọng lực lớn cơ thể đè lên xương nhưng những trường hợp bị béo phì sẽ làm quá tải xương dẫn đến tổn thương. Một số bài tập khuyến cáo như đi bộ hay chạy bộ sẽ giúp ích để xương phát triển.

Thực hiện các việc trên để tình trạng xương của bạn luôn được ở đỉnh cao nhất sẽ là phương pháp hạn chế loãng xương tối ưu nhất.

 

2. BÍ MẬT HẠN CHẾ LOÃNG XƯƠNG SAU 30 TUỔI SỐ 2

3 bí mật hạn chế loãng xương

3 bí mật hạn chế loãng xương

Để kiểm soát được quá trình tạo xương và hủy xương thì điều quan trọng ở đây chính là Hormone Estrogen. Bình thường khi cơ thể còn trẻ chính lượng Hormone Estrogen được sinh ra sẽ làm ức chế quá trình hủy xương nhưng khi rơi vào độ tuổi mãn kinh, độ tuổi tiền mãn kinh thì lượng Hormone Estrogen lúc này sẽ bị suy giảm đột ngột và không còn khả năng ức chế được quá trình hủy xương thậm chí còn khiến quá trình diễn ra nhanh chóng.

Theo thống kê được báo cáo đối với giai đoạn sau độ tuổi mãn kinh thì mật độ xương bị thiếu hụt có thể rơi vào khoảng từ 0.5% cho đến 1.5% mỗi năm. Đặc biệt có những trường hợp cá biệt có thể mất tới 3% đến 5% lượng xương mỗi năm tức là lượng xương sẽ giảm đi rất đột ngột tầm 2-3 năm sau giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh.

Vậy điều cần lưu ý ở đây chính là việc phải điều hòa lại Hormone cân bằng nội tiết tố. Một số liệu pháp Hormone Estrogen hay một số những thực phẩm chức năng như sâm tố nữ hay Phytoestrogen ngoài công dụng điều trị bốc hỏa và vã mồ hôi ra thì còn có công dụng làm giảm tình trạng loãng xương cực kì hiệu quả.

 

3. BÍ MẬT HẠN CHẾ LOÃNG XƯƠNG SAU 30 TUỔI SỐ 3

3 bí mật hạn chế loãng xương

3 bí mật hạn chế loãng xương

Nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình mất xương có liên quan đến quá trình oxy hóa Lipid và đặc biệt chính là mỡ máu trong cơ thể của chúng ta. Những nhóm người có chỉ số mỡ máu LDL cao so với nhóm LDL thấp thì nguy cơ gãy xương, mất xương sẽ cao gấp 4 lần.

Vì vậy cần phải điều hòa lượng mỡ máu trong cơ thể nhờ vào những chế độ ăn uống khoa học hoặc bổ sung những viên uống để kiểm soát lượng mỡ máu tránh tình trạng mỡ máu tăng cao làm tăng nguy cơ loãng xương và mất xương.

 

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ chất khoáng trong xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương.

Xương yếu dẫn đến gãy xương với chấn thương nhỏ hoặc không rõ chấn thương, ở cột sống lưng, thắt lưng, cổ tay và khớp háng (gọi là gãy xương do loãng xương)

Chẩn đoán bằng phương pháp chụp hấp thụ tia x năng lượng kép (đo DXA) hoặc bằng chẩn đoán khẳng định gãy xương do loãng xương.

Điều trị và dự phòng bao gồm việc thay đổi các yếu tố nguy cơ, bổ sung canxi và vitamin D, tập thể dục để tăng tối đa sức mạnh xương và cơ, cải thiện thăng bằng, và giảm thiểu nguy cơ ngã, và liệu pháp dùng thuốc để bảo vệ khối xương hoặc kích thích sự hình thành xương mới.

Nếu chị em rơi vào tình trạng loãng xương thì đến bệnh viện chuyên khoa về cơ xương khớp để các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị để được điều trị một cách tối ưu và hiệu quả nhất nhé!

 

Video Dr Ngọc chia sẻ về 3 Bí Mật Giúp Hạn Chế Loãng Xương Sau Tuổi 30

 

Liên hệ với Dr Ngọc:

Chuyên Mục:
Bài viết mới:

Xem thêm

Bình luận